Rau Quả Xuất Siêu Gần 1 Tỉ Đô La Mỹ

Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả mang về cho Việt Nam gần 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 300 triệu so với mục tiêu đặt ra đầu năm của Bộ Công Thương, trong khi, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong cả năm nay là hơn 500 triệu đô la Mỹ. Như vậy, mặt hàng rau quả xuất siêu gần 1 tỉ đô la Mỹ.
Cũng như những năm trước, xuất khẩu rau quả của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường châu Á và khu vực này luôn nằm trong danh sách những thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam.
Trong 11 tháng của năm nay, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với giá trị đạt gần 359 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm hơn 26% thị phần xuất khẩu. Tiếp đến là các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Nga, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Nhìn vào danh sách 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả cho thấy châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của việt Nam khi có 7/10 quốc gia.
Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), lý do để châu Á là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là do đây là những thị trường gần Việt Nam nên việc vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ dễ dàng hơn.
Ngược lại, ở những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) đưa ra cho thấy trong 11 tháng của năm 2014, Việt Nam nhập khẩu các loại rau quả chủ yếu từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc bên cạnh một số thị trường ngoài ASEAN như Mỹ, Úc, New Zealand, Nam Phi, Ấn Độ, Chi Lê.
Năm nay, do những thông tin rau quả nhập từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch nhập khẩu rau quả từ quốc gia này trong 11 tháng của năm 2014 ở mức gần 136 triệu đô la Mỹ, bằng 95% cùng kỳ năm 2013. Thái Lan trở thành quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với giá trị đạt gần 140 triệu đô la Mỹ trong 11 tháng của năm nay, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 29% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.

Theo đó, trong giai đoạn 2014 – 2017 BIDV dành 15.000 tỷ đồng để cho vay cho các đối tượng: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Cho vay nâng cấp năng lực các nhà máy đóng tàu, cho vay ngắn hạn thi công đóng tàu;

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò tại địa phương, nhất là vào những tháng mùa nước nổi, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã thí nghiệm mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn cho gia súc ở một số hộ ở ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B.