Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Muống Giúp Nông Dân Làm Giàu

Rau Muống Giúp Nông Dân Làm Giàu
Ngày đăng: 03/06/2013

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

Đây được xem là mô hình sản xuất hiệu quả, không chỉ tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi mà còn giúp ND tăng thu nhập.

Ông Châu Văn Bảy ở ấp Hiệp Thạnh, có 1ha trồng lúa nếp và rau muống cho biết, vụ vừa rồi, mỗi công đất (1.000m2) ông thu khoảng 400kg hạt rau muống, với giá bán từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, gia đình ông thu lãi gần 10 triệu đồng/công. Ông khẳng định, 1 công rau muống lấy hạt hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần trồng 1 công lúa.

Theo ông Bảy, kỹ thuật trồng rau muống lấy hạt khá đơn giản, khâu làm đất giống như với lúa, chỉ khác là phải cấy thành hàng, mỗi cây cách nhau khoảng 3 - 4cm (trước khi cấy, rau muống được gieo sạ, khi rau cao khoảng một gang tay thì trồng).

Rau muống từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch hạt khoảng 4 tháng nên khi bà con thu hoạch lúa nếp thì cũng chuẩn bị thu hoạch rau muống. Về giống, hiện nay rau muống chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống - giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng.

Chi phí trồng rau muống tương đương trồng lúa, nhưng nhờ giá bán hạt cao nên hiệu quả mang lại rất lớn. Nếu trồng 1 vụ rau muống lấy hạt, tiếp tục trồng 2 vụ lúa nếp hè thu và thu đông liền theo, mỗi ha canh tác có thể cho lợi nhuận khoảng 140 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Hội ND xã Hiệp Xương, người trồng rau muống lấy hạt mong có liên kết với các doanh nghiệp để sản phẩm có nơi tiêu thụ ổn. Năm 2012 vừa qua, Quỹ Hỗ trợ ND tỉnh An Giang đã hỗ trợ vốn cho 20 hộ trồng rau muống mở rộng diện tích canh tác.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc

Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.

09/02/2014
Xuất Khẩu Tôm Sang Trung Quốc Tăng Mạnh Nhưng Chưa Vội Mừng Xuất Khẩu Tôm Sang Trung Quốc Tăng Mạnh Nhưng Chưa Vội Mừng

Theo VASEP, năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trở thành nước tiêu thụ lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam. Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

09/02/2014
GODACO Dự Kiến Xuất Khẩu Đạt 80 Triệu USD Năm 2014 GODACO Dự Kiến Xuất Khẩu Đạt 80 Triệu USD Năm 2014

Sáng ngày 15-1, ông Lê Sơn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang) cho biết, với việc đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản mới, GODACO dự kiến xuất khẩu đạt 80 triệu USD trong năm 2014.

09/02/2014
Hội Nghị Tuyên Dương Xuất Khẩu Thủy Sản Tỉnh Cà Mau Vượt 1 Tỷ USD Hội Nghị Tuyên Dương Xuất Khẩu Thủy Sản Tỉnh Cà Mau Vượt 1 Tỷ USD

Năm 1990 là năm đầu tiên các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh được xuất khẩu trực tiếp và đạt được 31 triệu USD. Cho đến nay, sau 23 năm phấn đấu, ngành thủy sản tỉnh tự hào với chỉ tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Năm 2013 là do nguồn cung của một số nước trên thế giới bị sụt giảm vì dịch bệnh, đẩy giá tôm liên tục tăng cao.

09/02/2014
Cà Mau Xuất Khẩu Thuỷ Sản Con Số Vượt Thời Gian Cà Mau Xuất Khẩu Thuỷ Sản Con Số Vượt Thời Gian

Cũng như những năm trước, xuất khẩu thuỷ sản năm 2013 tiếp tục được dự báo sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong quý I, II của năm 2013 gần như giậm chân tại chỗ.

09/02/2014