Rau má đắt vẫn cháy hàng

Ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên) cho biết, với 7 sào đất trồng rau má, cứ 20-25 ngày gia đình ông thu hoạch được hơn 20 tạ rau. Ở thời điểm bình thường, với giá bán từ 5.000-7.000 đồng/kg rau má, gia đình ông đã có lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/tháng. Những tháng nắng nóng này, giá rau tăng lên 10.000-12.000 đồng/kg, nên lợi nhuận tăng lên hơn 20 triệu/tháng. “Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, mỗi năm gia đình tôi lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng từ 7 sào rau má”- ông Lâm phấn khởi.
Toàn xã Quảng Thọ có 40ha rau má với hơn 300 hộ dân tham gia trồng, tập trung ở các thôn Phước Yên và La Vân Thượng. Hiện mỗi ngày người trồng rau má ở Quảng Thọ thu hoạch khoảng 6 tấn rau má tươi nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Rau má Quảng Thọ không chỉ “làm mưa làm gió” trên thị trường rau xanh Thừa Thiên- Huế mà còn rất được ưa chuộng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Bình quân mỗi ha rau má cho thu nhập từ 300 đến hơn 400 triệu đồng/năm.
Để nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho người trồng rau má, Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2 đã đầu tư công nghệ để chế biến rau má tươi thành trà rau má với sản lượng khoảng 10 tấn trà/tháng. Nhờ sản xuất theo quy trình sạch, chất lượng cao, nên sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước mà đang phát triển sang thị trường Lào.
Theo ông Nguyễn Lương Trí- Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2, hiện đơn vị đang tiếp tục đầu tư công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm từ cây rau má như sản xuất cao rau má, nước rau má đóng chai, trà rau má hòa tan… Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, những sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc… “Với hướng phát triển này, người trồng rau má ở xã sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với hiện tại”- ông Trí nói.
Ông Hoàng Công Phong- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho biết, hơn 10 năm trở lại đây, rau má là cây chủ lực đưa lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người dân địa phương. Cây rau má cho hiệu quả kinh tế cao gấp 4-5 lần so với những loại hoa màu khác nên tất cả những hộ trồng rau má đều có đời sống kinh tế khá giả.
Có thể bạn quan tâm

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.

Ông Nguyễn Công Soái-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thành ủy, UBND TP.Hà Nội tổ chức ngày 15.8.

Những ngày qua, nhiều người sống quanh đầm Ô Loan (Tuy An, Phú Yên) đổ xô vào cầu Đà Nông thuộc thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa) để bắt hàu. Sở dĩ có chuyện nghịch lý này là vì tôm nuôi chết hàng loạt; còn cá, cua, hàu sống tự nhiên trong đầm hiện cũng không còn nhiều.

Công ty TNHH Vĩnh Hòa (Nghệ An) vừa nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường sản phẩm gạo thảo dược Vĩnh Hòa (gạo tím), được lai tạo và phát triển bằng giống lúa VH1 – giống lúa cho ra hạt gạo có giá trị dinh dưỡng cao, đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia kiểm nghiệm.