Rau má đắt vẫn cháy hàng

Ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên) cho biết, với 7 sào đất trồng rau má, cứ 20-25 ngày gia đình ông thu hoạch được hơn 20 tạ rau. Ở thời điểm bình thường, với giá bán từ 5.000-7.000 đồng/kg rau má, gia đình ông đã có lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/tháng. Những tháng nắng nóng này, giá rau tăng lên 10.000-12.000 đồng/kg, nên lợi nhuận tăng lên hơn 20 triệu/tháng. “Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, mỗi năm gia đình tôi lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng từ 7 sào rau má”- ông Lâm phấn khởi.
Toàn xã Quảng Thọ có 40ha rau má với hơn 300 hộ dân tham gia trồng, tập trung ở các thôn Phước Yên và La Vân Thượng. Hiện mỗi ngày người trồng rau má ở Quảng Thọ thu hoạch khoảng 6 tấn rau má tươi nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Rau má Quảng Thọ không chỉ “làm mưa làm gió” trên thị trường rau xanh Thừa Thiên- Huế mà còn rất được ưa chuộng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Bình quân mỗi ha rau má cho thu nhập từ 300 đến hơn 400 triệu đồng/năm.
Để nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho người trồng rau má, Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2 đã đầu tư công nghệ để chế biến rau má tươi thành trà rau má với sản lượng khoảng 10 tấn trà/tháng. Nhờ sản xuất theo quy trình sạch, chất lượng cao, nên sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước mà đang phát triển sang thị trường Lào.
Theo ông Nguyễn Lương Trí- Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2, hiện đơn vị đang tiếp tục đầu tư công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm từ cây rau má như sản xuất cao rau má, nước rau má đóng chai, trà rau má hòa tan… Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, những sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc… “Với hướng phát triển này, người trồng rau má ở xã sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với hiện tại”- ông Trí nói.
Ông Hoàng Công Phong- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho biết, hơn 10 năm trở lại đây, rau má là cây chủ lực đưa lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người dân địa phương. Cây rau má cho hiệu quả kinh tế cao gấp 4-5 lần so với những loại hoa màu khác nên tất cả những hộ trồng rau má đều có đời sống kinh tế khá giả.
Có thể bạn quan tâm

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.

Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.

Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.