Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Hữu Cơ Siêu Lãi

Rau Hữu Cơ Siêu Lãi
Ngày đăng: 19/04/2012

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

Tại buổi lễ trao giấy chứng nhận rau Đà Lạt mới đây, nhiều đại biểu tỏ ra ngạc nhiên khi biết sản phẩm rau hữu cơ Oganik của một trang trại trồng trên Đà Lạt có giá bán cao gấp gần chục lần mức thông thường: 120.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại (rau xà lách, đậu que, cà rốt, cà chua…).

Điều lạ nữa, khách hàng muốn ăn loại rau này phải đặt hàng trước và nếu mua với số lượng lớn sẽ được nhân viên phục vụ tận nhà. Một nhân viên tại quầy giới thiệu rau Oganik cho biết, chính vì giá bán “khủng” này mà khách hàng của họ chủ yếu là người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại VN và một phần phục vụ XK sang châu Âu.

Tại sao rau Oganik lại được chấp nhận với giá bán cực “chát” như vậy? Bí quyết nào giúp Oganik được mệnh danh là rau siêu sạch, không cần rửa, có thể ăn ngay? Chúng tôi đã tìm gặp chủ nhân, ông Nguyễn Bá Hùng, người nghiên cứu và đưa ra quy trình SX rau sạch đầu tiên ở VN được tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) công nhận.

Hiện nay ông Hùng cũng là người tiên phong tìm tòi, SX những giống cây củ quả lạ. Với triết lý làm rau sạch “vì dinh dưỡng và sức khỏe con người”, ông Hùng không ngừng nghiên cứu để cho ra các sản phẩm rau siêu sạch, an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng. Ông cho biết, đang SX 5 ha rau trồng theo phương pháp này và sở dĩ các loại rau củ giá rất cao vì nó được canh tác bằng các chất hữu cơ, hoàn toàn không có sự can thiệp của chất hóa học.

Tất cả các loại rau được trồng trong các nhà kính, có giàn cao hoặc trồng tại đất có màng phủ. Đặc biệt, toàn bộ quá trình lựa chọn giống, trồng, chăm sóc đến phòng trừ sâu bệnh... hoàn toàn dựa theo các cơ chế sinh học của rau.

Đơn cử như để ngăn ngừa loại sâu vẽ bùa ăn lá, dựa trên tập tính của loài này là ưa thích màu xanh và kỵ các màu đậm (đỏ, vàng), ông Hùng cho trồng xen kẽ các loại rau có màu xanh với những loại rau có lá màu đỏ, vàng hoặc tím để sâu “loạn màu”, sau đó “choáng” mà chết hoặc bỏ đi.

Hay để phòng trừ các loại rệp, rầy nâu... ông Hùng không dùng hóa chất phun xịt thông thường mà dùng dung dịch chiết xuất từ cây cỏ để ngăn ngừa, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho rau. Riêng những loài bọ cánh cứng chỉ có khả năng xâm nhập rau ở độ cao 50cm, ông Hùng làm giàn cao trên 70cm để bọ không thể bay tới phá hoại… Ngoài ra, toàn bộ nước tưới cho rau chứa trong hồ nhân tạo được xử lý triệt để rong rêu, vi sinh vật gây bệnh đường ruột, kim loại nặng, không sử dụng hóa chất để rau 100% không nhiễm hóa chất.

"Sở dĩ người dân chưa mặn mà trồng rau hữu cơ siêu sạch như ông vì năng suất thường thấp hơn các loại bình thường. Đồng thời, việc đầu tư khá tốn kém, chăm sóc cũng đòi hỏi nhiều công sức, đáp ứng tiêu chuẩn HACCP, GlobaGAP.

Xu hướng thị trường đang đòi hỏi rau chất lượng cao, an toàn ngày càng lớn. Vì thế, việc đầu tư SX rau hữu cơ về lâu dài sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho nông dân, bảo vệ môi trường bền vững", ông Hùng chia sẻ.Sau công đoạn SX, rau được thu hoạch đưa vào máy rửa có xử lý ozon. Tiếp theo, rau được đưa vào máy sấy ly tâm và chuyển vào phòng riêng để đóng bao bì, gắn mã vạch rồi chuyển đến các nhà hàng, khách sạn 4 - 5 sao ở Đà Lạt, Phan Thiết, Đà Nẵng, Hà Nội, TP. HCM... Ngoài ra, khách hàng cá nhân của ông Hùng còn có khoảng 400 gia đình người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại VN và một phần XK sang thị trường Đức.

Ông Hùng cũng cho biết, xu hướng dùng thực phẩm hiện nay là ngoài yếu tố cung cấp dinh dưỡng, thì người tiêu dùng còn đặc biệt ưu chuộng thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe. Vì thế, ông đang khảo nghiệm và đưa vào trồng một số loại rau có công dụng chữa bệnh.

Một trong những phương pháp tốt nhất là dùng thân cây chuối để làm giá thể trồng rau. Bởi lẽ, thân cây chuối chứa nhiều kali, rau trồng trên đó sẽ có hàm lượng kali cao, rất tốt cho người bị bệnh cao huyết áp.  Ngoài ra, ông Hùng còn ứng dụng thêm một số kỹ thuật để trồng xen ghép nhiều loại rau có sắc tố đỏ, chứa nhiều hàm lượng axit, phù hợp cho những người thể tạng kém, ăn kiêng hay trị một số bệnh thông thường.


Có thể bạn quan tâm

De Heus Đầu Tư Thêm Nhà Máy Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc De Heus Đầu Tư Thêm Nhà Máy Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc

Việc thành lập chi nhánh mới và đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long đang mang lại hiệu quả tích cực, cũng như môi trường đầu tư thuận lợi của Vĩnh Long dành cho các nhà đầu tư.

11/11/2014
Thịt Ngoại Ngập Thị Trường Thịt Ngoại Ngập Thị Trường

Các loại thịt mà người tiêu dùng sử dụng hằng ngày như bò, heo, gà... đang đều đặn được nhập về Việt Nam, nhiều loại tăng đột biến so với cùng kỳ và dự báo hàng còn về nhiều hơn trong dịp Tết

11/11/2014
Hiệu Quả Nuôi Gà Thịt Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Nuôi Gà Thịt Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn tổ chức hội thảo mô hình nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học (ĐLSH). Tham gia mô hình có 5 hộ ở các phường: Nhơn Phú, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân; mỗi hộ nuôi từ 500 con đến 1.000 con gà, tổng số 3.000 con, với mật độ chuồng 500 con/50 m2.

11/11/2014
1.000 Con Bò - Cú Hích Để Thoát Nghèo 1.000 Con Bò - Cú Hích Để Thoát Nghèo

Ngày 8/11, chương trình hỗ trợ 1.000 con bò cho 1.000 hộ nghèo tỉnh Lâm Đồng được Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn VinGroup chính thức bàn giao tại huyện Đơn Dương trước chứng kiến của đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Đơn Dương, Sở LĐTB&XH… Đây là cú hích đặc biệt ý nghĩa giúp 1.000 hộ nghèo sớm thoát nghèo.

11/11/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Giảm Nghèo Ở Phú Tân (An Giang) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Giảm Nghèo Ở Phú Tân (An Giang)

Đề án nuôi bò vỗ béo giảm nghèo nằm trong kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch giảm nghèo hàng năm của huyện Phú Tân. Theo hình thức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn không lãi suất để nuôi bò, sau 1 năm triển khai, đề án đã thu về những kết quả đáng mừng.

12/11/2014