Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Gia Vị Trái Vụ Cho Lợi Nhuận Cao

Rau Gia Vị Trái Vụ Cho Lợi Nhuận Cao
Ngày đăng: 05/07/2014

Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.

Bà Nguyễn Thị Tâm thôn Tâng Thượng xã Liên Hồng cho biết: Muốn gieo trồng các giống rau cần tây, tỏi tây, rau mùi vào mùa nóng khâu chuẩn bị phải tốt, đầu tư cao, ruộng phải cao, thuận tiện tưới tiêu, đất phải được nghỉ khoảng 2 tháng bằng cách: cày bừa ngả, ngâm nước, làm đất, khi lên luống phải phơi đất ải, làm đất mặt luống nhỏ, kỹ; mặt luống được phủ dày 2 - 3 cm đất bột, phân chuồng, phân lân đã được trộn đều, ủ kỹ 2 - 3 tháng; chống mưa nắng bằng vải phin trắng hoặc lưới nilon kết hợp với khum tre cách mặt luống 70 - 80cm, 2 bên mép để thoáng khoảng 25cm.

Bà Tâm cũng cho biết thêm, người dân trong thôn sản xuất rau màu trái vụ đến nay đã được 4 - 5 năm. Vụ thu hoạch rau trái vụ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, ruộng để không 3-4 tháng nhưng không tiếc. Làm theo cách này đầu tư có cao nhưng bù lại năng suất cao và ổn định, rau ngon nên bán được giá, làm một vụ bằng mấy vụ; hơn nữa, việc tiêu thụ, do các đại lý tại địa phương thu mua nên rất thuận lợi. Nếu làm theo phương pháp trước đây, rau bị chết nóng và sâu bệnh nhiều, dập nát nhiều, sản lượng thấp.

Vào thời điểm trung tuần tháng 6 giá rau mùi ở đây từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, tỏi tây, cần tây 30.000 – 35.000đồng/kg. Mỗi sào bà con thu 12 - 18 triệu đồng. Theo tính toán của các hộ dân ở đây, sau khi trừ tất cả các chi phí khoảng 2 triệu đồng/sào (bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vật liệu che phủ), cá biệt có hộ thu 25-30 triệu đồng/sào, mỗi sào bà con thu lãi trên 10 triệu đồng.

Theo Chi cục Thống kê, hiện tại toàn huyện Gia Lộc có trên 15ha rau mùi, cần tây, tỏi tây trái vụ, mỗi ha cho giá trị sản xuất từ 400 - 500 triệu đồng.

Ông Đoàn Văn Cảnh - Cán bộ Viện Cây lương thực Thực phẩm cho biết, nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lưới, nhà màng sang kỹ thuật sử dụng khum tre kết hợp với vải trắng, lưới nilon, màng phủ nilon trồng rau trái vụ là một biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong việc khắc phục các yếu tố thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, mưa nhiều, phù hợp với mức độ đầu tư của nông hộ, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh ít, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, từ đó góp phần giảm bớt sự mất cân bằng cung, cầu của thị trường rau.

Ông Cảnh cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và cho nông dân tham quan học tập để sản xuất rau trái vụ ngày càng được mở rộng.


Có thể bạn quan tâm

Người đầu tiên nuôi vịt trời ở Quảng Ninh Người đầu tiên nuôi vịt trời ở Quảng Ninh

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.

22/08/2015
Từ giống lúa Long Hồ 1 đến Long Hồ 10 Từ giống lúa Long Hồ 1 đến Long Hồ 10

Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

22/08/2015
Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

22/08/2015
Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

22/08/2015
Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.

22/08/2015