Rau Đà Lạt Được Chính Thức Công Nhận Thương Hiệu

Ngày 30/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Chứng nhận rau Đà Lạt cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chính thức công nhận thương hiệu rau Đà Lạt.
Cũng tại buổi lễ, tám đơn vị bao gồm công ty cổ phần Nông sản Lâm Đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn Trình Nhi, công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat GAP, hợp tác xã rau an toàn Xuân Hương, công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Orgarnik, hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, tổ trang trại Phong Thúy, doanh nghiệp tư nhân Phú Sĩ Nông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau Đà Lạt.”
Những cơ sở sản xuất rau này sẽ được phép sử dụng và được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc cho sản phẩm rau có nguồn gốc xuất xứ từ Đà Lạt và vùng phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tám đơn vị này cung cấp cho thị trường khoảng 160 tấn rau sạch/ngày trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và lưu thông; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt gồm bốn nhóm là rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và rau ăn hoa.
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm ngành nông nghiệp tỉnh cung cấp khoảng 1,3 triệu tấn rau củ ra thị trường, trong đó xuất khẩu 10%, còn lại 90% tiêu thụ nội địa, tập trung chủ yếu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh./.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như bao vùng quê khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng, nghề làm vườn và kinh tế VAC ở Vĩnh Phúc đã có từ lâu đời. Những tên đất, tên miền gắn với từng sản vật đã trở nên nổi tiếng như dứa Hướng Đạo, vải Can Bi, cá Đầm Rưng... Bắt nhịp với truyền thống đó, ngay từ khi mới thành lập, Hội Làm vườn (HLV) Vĩnh Phúc đã vận động, chỉ đạo nông dân và hội viên thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển vườn chuyên canh với những giống cây trồng cho hiệu quả, năng suất cao.

Đại học NationalChengKungUniversity tại Tainan, Đài Loan đã công bố công nghệ cho phép người nuôi tôm sớm xác định được vi khuẩn gây ra dịch bệnh EMS.

Xã Hòa Phong có hơn 80% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Năm 2010, qua khảo sát và điều tra, trên địa bàn xã có 2.000 người có nhu cầu học nghề. Từ đó, xã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân, phân công và giao nhiệm vụ vận động nông dân học nghề cho cán bộ xã.

Bác Nhân luôn được bà con trong thôn tin yêu, kính trọng, 12 năm qua, Bác được nhân dân trong thôn bầu làm trưởng thôn. Lũng Tao là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Đổng Xá, những năm trước đây, gia đình bác Nhân cũng như các gia đình khác còn nghèo đói, có năm gia đình thiếu ăn vài ba tháng.

Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.