Rau Đà Lạt Được Chính Thức Công Nhận Thương Hiệu

Ngày 30/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Chứng nhận rau Đà Lạt cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chính thức công nhận thương hiệu rau Đà Lạt.
Cũng tại buổi lễ, tám đơn vị bao gồm công ty cổ phần Nông sản Lâm Đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn Trình Nhi, công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat GAP, hợp tác xã rau an toàn Xuân Hương, công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Orgarnik, hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, tổ trang trại Phong Thúy, doanh nghiệp tư nhân Phú Sĩ Nông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau Đà Lạt.”
Những cơ sở sản xuất rau này sẽ được phép sử dụng và được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc cho sản phẩm rau có nguồn gốc xuất xứ từ Đà Lạt và vùng phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tám đơn vị này cung cấp cho thị trường khoảng 160 tấn rau sạch/ngày trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và lưu thông; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt gồm bốn nhóm là rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và rau ăn hoa.
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm ngành nông nghiệp tỉnh cung cấp khoảng 1,3 triệu tấn rau củ ra thị trường, trong đó xuất khẩu 10%, còn lại 90% tiêu thụ nội địa, tập trung chủ yếu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh./.
Có thể bạn quan tâm

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.