Rau Đà Lạt Được Chính Thức Công Nhận Thương Hiệu

Ngày 30/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Chứng nhận rau Đà Lạt cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chính thức công nhận thương hiệu rau Đà Lạt.
Cũng tại buổi lễ, tám đơn vị bao gồm công ty cổ phần Nông sản Lâm Đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn Trình Nhi, công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat GAP, hợp tác xã rau an toàn Xuân Hương, công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Orgarnik, hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, tổ trang trại Phong Thúy, doanh nghiệp tư nhân Phú Sĩ Nông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau Đà Lạt.”
Những cơ sở sản xuất rau này sẽ được phép sử dụng và được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc cho sản phẩm rau có nguồn gốc xuất xứ từ Đà Lạt và vùng phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tám đơn vị này cung cấp cho thị trường khoảng 160 tấn rau sạch/ngày trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và lưu thông; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt gồm bốn nhóm là rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và rau ăn hoa.
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm ngành nông nghiệp tỉnh cung cấp khoảng 1,3 triệu tấn rau củ ra thị trường, trong đó xuất khẩu 10%, còn lại 90% tiêu thụ nội địa, tập trung chủ yếu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh./.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được vay vốn với lãi suất hợp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phối hợp với các cơ quan liên quan như Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hội Nghề cá, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản… kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo trên đối với lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cá tra tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long (khu vực chiếm khoảng 65% sản lượng cá tra nguyên liệu và 80 - 90% cá giống).

Theo anh cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ chúng tôi tới thăm trang trại của ông Đoàn Văn Chóng - xóm Tiên Trường 1 - xã Tiên Hội để tìm hiểu về giống gà đen Mông. Trang trại của ông Chóng rộng hơn 14.000 m2 bao gồm các loại cây ăn quả, cây chè; ông quy hoạch khoảng 4.000 m2 dưới tán cây vải thiều để đầu tư nuôi gà chăn thả.

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hàng chục hộ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cùng với hướng dẫn kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ cho 20 hộ, với 40 đăng ở xã Vạn Hưng về giống.

Trong khi nhiều thanh niên vùng cao chọn cách làm ăn xa quê hương thì anh Thăng Văn Mạnh dân tộc Sán Dìu ở thôn Trại Muối xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn lại chọn cách lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương. Và cách làm giàu của anh đó chính là phát triển kinh tế từ cây bưởi Diễn.