Rau Đà Lạt Được Chính Thức Công Nhận Thương Hiệu

Ngày 30/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Chứng nhận rau Đà Lạt cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chính thức công nhận thương hiệu rau Đà Lạt.
Cũng tại buổi lễ, tám đơn vị bao gồm công ty cổ phần Nông sản Lâm Đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn Trình Nhi, công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat GAP, hợp tác xã rau an toàn Xuân Hương, công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Orgarnik, hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, tổ trang trại Phong Thúy, doanh nghiệp tư nhân Phú Sĩ Nông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau Đà Lạt.”
Những cơ sở sản xuất rau này sẽ được phép sử dụng và được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc cho sản phẩm rau có nguồn gốc xuất xứ từ Đà Lạt và vùng phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tám đơn vị này cung cấp cho thị trường khoảng 160 tấn rau sạch/ngày trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và lưu thông; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt gồm bốn nhóm là rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và rau ăn hoa.
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm ngành nông nghiệp tỉnh cung cấp khoảng 1,3 triệu tấn rau củ ra thị trường, trong đó xuất khẩu 10%, còn lại 90% tiêu thụ nội địa, tập trung chủ yếu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh./.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT, từ nguồn vốn ngân sách, đến nay tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đầu tư 1 trại heo giống galaxy ở Bà Rịa (trại heo Hòa Long, quy mô 200 con), 1 trại heo giống ở Đất Đỏ (trại heo Phước Hội, quy mô 300 con) và 1 trại gà giống thả vườn xã Phước Hội (Đất Đỏ) qui mô 16.000 con.

Thời điểm hiện nay, người chăn nuôi đang vào vụ chăn nuôi cho thị trường Tết Nguyên đán 2016. Nhờ giá tốt, người nuôi heo tăng đàn. Nuôi gà tuy có gặp khó khăn nhưng sản lượng gà, đặc biệt là gà ta và gà lông màu cho thị trường tết cũng tăng mạnh so với ngày thường.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, ngành chăn nuôi nên tập trung vào các biện pháp nâng cao năng suất đầu ra thông qua công nghệ mới, giảm chi phí sản xuất; tăng cường vai trò của thị trường để phân biệt chất lượng các sản phẩm đầu ra.
Hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” diễn ra tại TP HCM sáng 28/10.

Tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, quy hoạch phát triển vùng rau an toàn (RAT), ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người trồng RAT, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân,...