Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau củ Trung Quốc lại tràn ngập thị trường

Rau củ Trung Quốc lại tràn ngập thị trường
Ngày đăng: 23/06/2015

Trong khi nhiều nông sản Việt đang lao đao và trông chờ vào những cuộc “giải cứu” thì nông sản có nguồn gốc từ Trung Quốc lại đang chiếm lĩnh thị trường và còn được bán với giá cao.

Ghi nhận tại một số chợ trên địa bàn TP.HCM cho thấy những ngày qua giá nhiều loại rau củ tăng mạnh. Không những vậy, giá rau củ trong nước cũng bước vào giai đoạn ít hàng nên các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc bắt đầu tràn vào. Những mặt hàng có khả năng vận chuyển xa, ít hư hỏng như hành tây, khoai tây, cà rốt, bông cải… được xuất khẩu sang Việt Nam khá nhiều.

Khảo sát của PV Lao Động tại các chợ TP.HCM cho thấy, các loại rau củ của Trung Quốc được bán tràn lan. Không ít tiểu thương còn bán các loại rau củ này có giá cao hơn hàng trong nước.

Mặc dù cà rốt được lấy từ thùng giấy có ghi chữ “Made in China” nhưng tiểu thương vẫn nói là hàng Đà Lạt cho dễ bán

Tại chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh), Tăng Nhơn Phú (quận 9), Thạnh Mỹ Lợi (quận 2)…khoai tây và cà rốt Trung Quốc được bán với giá 20.000 – 25.000 đồng/ 1 kg. Hành tây Trung Quốc có giá 10.000 đồng một kg. Giá bông cải xanh Trung Quốc khoảng 60.000-65.000 đồng/kg, bông cải trắng 50.000 đồng/kg. Hành tím được bán với giá 25.000 đồng/ kg và tỏi là 30.000 đồng/ kg.

Trong khi đó, hành tây của Việt Nam chỉ có giá 8.000 đồng/ 1kg. Hành tím miền Tây có giá từ 12.000 – 15.000 đồng/ kg, cà rốt và khoai tây cũng chỉ có 15.000 đồng/ 1 kg, rẻ hơn so với hàng Trung Quốc.

Lý giải cho việc nhập hàng Trung Quốc giá cao về bán, chị N.T.Lan, tiểu thương tại chợ Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), cho biết hành, tỏi, khoai tây, cà rốt…của Trung Quốc thường có giá cả ổn định, ít biến động theo thị trường. Bên cạnh đó, các mặt hàng này đều có mẫu mã đẹp, hút người mua. Còn hàng Việt Nam thì lên xuống thất thường, mẫu mã không đẹp, không đồng đều nên kén khách.

“ Rau củ Đà Lạt thì cũng chỉ được một mùa. Mùa khô, thời tiết tốt thì giá rẻ. Còn bây giờ vào mùa mưa, khó trồng thì giá lại cao quá nên không có người mua. Khoai tây, cà rốt thì hình dáng thất thường, khi tôi nhập về thì phải nhập ngang cả to lẫn nhỏ. Đến khi bán thì củ to người ta chọn mua hết, củ nhỏ thì cứ lăn la lăn lóc không bán được. Thành ra tôi phải bù tiền vào số củ nhỏ không bán được đó. Vì vậy, tôi nhập khoai Trung Quốc cho nó chắc, củ nào cũng đều nên không sợ khách kén.”

Đồng quan điểm, chị Sáu – tiểu thương tại chợ Thị Nghè cũng cho rằng mẫu mã không đẹp nên buộc lòng họ phải nhập rau củ Trung Quốc về để bán cho “an toàn”.

“ Bông cải Trung Quốc to, dáng đẹp. Còn bông cải nước mình nhỏ xíu à. Hành, tỏi cũng vậy. Hàng Trung Quốc củ đều to, lại được sấy khô sẵn nên để bán được lâu. Hàng Việt mình thì củ nhỏ mà tươi, nhanh hư hỏng nên dù có đắt hơn thì tôi vẫn nhập hàng Trung Quốc về bán.”

Không những vậy, chị Sáu còn cho biết, mặc dù bán cả 2 loại nông sản cùng lúc nhưng hàng Trung Quốc có ưu điểm mẫu mã đẹp, dễ bảo quản, giá cả ổn định nên vẫn được các nhà hàng, quán ăn mua với số lượng lớn. Còn hàng Việt chủ yếu chỉ được các gia đình mua nhỏ, lẻ với số lượng ít.

Không chỉ các chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP.HCM, tại chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, những ngày gần đây rau củ Trung Quốc đều ngập chợ. Khoai tây, cà rốt và hành tây là 3 mặt hàng được bán nhiều nhất.

Trong vai người mua hàng, PV đã có dịp tiếp xúc với các tiểu thương nhập các mặt hàng này. Khi được hỏi về xuất xứ về các mặt hàng rau củ này, đa phần các tiểu thương cho biết hàng này đều là Đà Lạt chính gốc, không có hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, kế bên gian hàng là các thùng giấy có ghi rõ tên mặt hàng cà rốt, khoai tây với dòng chữ “Made in China” đủ các kiểu chữ từ tiếng Trung xen lẫn tiếng Việt, tiếng Anh . Thắc mắc về các thùng nông sản trên, tiểu thương biện minh là “để tạm” vào thùng cho đỡ hỏng.

Cầm trên tay cà rốt Đà Lạt và Trung Quốc để chọn mua, chị Trần Thanh Nhàn (ngụ quận 4) phân trần: “ Cà rốt Trung Quốc nó đẹp và bóng, còn của nước mình thì củ bé xíu mà giá lại đắt. Bởi vậy, người ta ham hàng tàu hơn là đúng rồi.”


Có thể bạn quan tâm

Khi nông dân thực hành chăn nuôi tốt Khi nông dân thực hành chăn nuôi tốt

Nông dân Lâm Đồng đã và đang thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) với các hợp phần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chuỗi liên kết tiêu thụ của Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP), mang lại những hiệu quả tích cực về phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường.

27/09/2015
Khảo nghiệm chọn các giống lúa có triển vọng Khảo nghiệm chọn các giống lúa có triển vọng

Ngày 24-9, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ kết hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội thảo đánh giá bộ giống lúa sản xuất trong vụ thu đông 2015 tại Hợp tác xã (HTX) Thới Tân (xã Thới Tân, huyện Thới Lai).

27/09/2015
Khảo nghiệm lúa chịu mặn chọn được ba giống phù hợp Khảo nghiệm lúa chịu mặn chọn được ba giống phù hợp

Qua 4 vụ (từ vụ đông xuân 2013 - 2014) sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn, đến cuối vụ hè thu năm 2015, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên tuyển chọn khảo nghiệm 3 giống lúa chịu mặn để sản xuất đại trà trên các cánh đồng ven biển của tỉnh.

27/09/2015
Chưa vội phát triển cây mắc ca Chưa vội phát triển cây mắc ca

Cây mắc ca đã được trồng thí điểm ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vài năm nay nhưng nông dân không biết hiệu quả của loại cây này đến đâu. Vì vậy, việc UBND huyện Khánh Sơn thận trọng trong phát triển cây mắc ca là điều cần thiết.

27/09/2015
Tăng cường hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác lúa trên đất tôm Tăng cường hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác lúa trên đất tôm

Trước những diễn biến bất lợi về thời tiết, Phòng NN&PTNT huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn vùng quy hoạch để giúp nông dân thực hiện mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa.

27/09/2015