Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau An Toàn Ở Tâm Thắng Đang Gặp Khó

Rau An Toàn Ở Tâm Thắng Đang Gặp Khó
Ngày đăng: 24/04/2014

Với tâm huyết và nỗ lực để đưa sản phẩm rau đảm bảo an toàn đến bàn ăn của người dân tại địa phương, năm 2011, xã Tâm Thắng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Chư Jút chọn 10 hộ dân chuyên sản xuất rau xanh tại thôn 4 để triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Thời gian đầu, được sự hỗ trợ về vốn, giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật của các ngành chuyên môn nên việc sản xuất rau an toàn của bà con đi vào quy củ và khá hiệu quả. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012 đến nay, sản phẩm của đơn vị đã không thể cạnh tranh được với các sản phẩm thông thường trên thị trường, khiến sản xuất lâm vào cảnh khó khăn.

Theo ông Vũ Thế Hiện, tổ viên Tổ hợp tác rau an toàn xã Tâm Thắng thì hiện nay lượng rau xanh từ các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Lắk nhập vào địa phương với khối lượng khá lớn và đa dạng sản phẩm các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, súp lơ...

Trong khi đó, các hộ trồng rau an toàn của tổ chỉ sản xuất được các loại rau ăn thường như cải xanh, xà lách, bồ ngót… Còn về khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, địa phương cũng đã bố trí cho Tổ hợp tác rau an toàn một sạp bán hàng tại chợ thị trấn Ea T’ling và được trang trí bảng hiệu, nhân viên bán hàng bài bản, nhưng vẫn không thu hút được người mua.

Theo ông Nguyễn Nam Cường, Tổ trưởng Tổ hợp tác rau an toàn Tâm Thắng thì do vị trí cửa hàng bán rau nằm sâu trong khuôn viên chợ lại chen lẫn giữa các sạp hàng bán thịt, cá nên gây khó khăn cho việc thu hút người mua rau xanh.

Mặt khác, giá bán rau an toàn bao giờ cũng cao hơn rau thông thường, nên khi mới thành lập, Tổ hợp tác cũng hướng đến số lượng khách hàng tiềm năng là đội ngũ cán bộ công chức của huyện, các trường học bán trú, các bếp ăn tập thể khu công nghiệp Tâm Thắng… nhưng hầu như các khách hàng này đều không mặn mà với rau an toàn tại địa phương.

Đơn cử, ngay trong khu vực sản xuất rau an toàn của thôn 4 có đến 2 trường mầm non bán trú, hàng ngày tiêu thụ một lượng rau rất lớn, nhưng chưa bao giờ sử dụng rau của Tổ hợp tác. Trước khó khăn trong sản xuất, một số tổ viên đã chuyển đổi đất trồng rau sang trồng cỏ để nuôi bò.

Thực trạng này cho thấy, nếu như nhận thức của người tiêu dùng chưa có sự thay đổi thì việc sản xuất rau an toàn khó tồn tại do kém hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Cá Đối Thành Sản Phẩm Hàng Hóa Đưa Cá Đối Thành Sản Phẩm Hàng Hóa

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình thí điểm nuôi cá đối trong ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Thấy rõ hiệu quả, năm 2013 bà con ngư dân mở rộng diện tích nuôi, không những cải thiện môi trường ao nuôi mà còn cho lợi nhuận cao.

13/11/2013
Còn Đâu Thời Hoàng Kim Của Làng Nuôi Cá Giống Độc Nhất Miền Tây Còn Đâu Thời Hoàng Kim Của Làng Nuôi Cá Giống Độc Nhất Miền Tây

Đã có một thời, người ta gọi làng nuôi cá giống An Hòa Xương là làng của những người giàu, bởi nhà nào cũng có xe cúp, xe dream, tivi, tủ lạnh, ruộng đất mênh mông vì trúng cá tra, basa giống… Còn nay, làng này trở nên đìu hiu sau nhiều năm làm ăn thất bát!

13/11/2013
Trao Chứng Nhận VietGAP, GlobalGAP Cho 3 Trại Chăn Nuôi Heo, Gà Và Thuỷ Sản Trao Chứng Nhận VietGAP, GlobalGAP Cho 3 Trại Chăn Nuôi Heo, Gà Và Thuỷ Sản

Sáng 12/11/2013, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng VI đã trao chứng nhận VietGAP cho trại nuôi heo Minh An (ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước - Mang Thít - Vĩnh Long), trại gà Nguyễn Khoa (ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ - Trà Ôn); Công ty Intertek Việt Nam đã trao chứng nhận GlobalGAP nuôi thủy sản cho Công ty TNHH Tầm Zu (xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân) (ảnh).

13/11/2013
Bà Bà "Chúa" Nuôi Ong

Nhìn vẻ ngoài trẻ trung, đầy nữ tính, ít ai biết được bà Phan Thị Ngọc Điệp (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã bước vào tuổi 44 với gần 30 năm phiêu bạt, rày đây mai đó theo bầy ong đi tìm mật.

13/11/2013
Nghề Nuôi Gà Thịt Không Dễ Nghề Nuôi Gà Thịt Không Dễ

Ngày nay, người nuôi gà cần hiểu biết rành rẽ và giỏi về công tác thú y mới có thể thành công. Kinh nghiệm từ những người nuôi gà nhiều năm và có thành công nổi trội như ông Phan Thế Hào, Bùi Thanh Tuấn… là không ngừng học hỏi, nghiên cứu. Một mặt nghiên cứu trong tài liệu, từ bạn bè hướng dẫn, nghề dạy nghề, mặt khác, ông Hào không từ bỏ một cuộc hội thảo nào liên quan đến chuyên đề từng chứng bệnh trên gà. Còn anh Tuấn: “Ở đâu có hội thảo, chúng tôi cũng tìm đến. Đó là sự đầu tư, nâng cao tay nghề, còn quan trọng hơn cả vốn liếng”.

13/11/2013