Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rất khó để trồng cây đậu xanh né hạn

Rất khó để trồng cây đậu xanh né hạn
Ngày đăng: 17/06/2015

Ngày 18/5/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 968/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng phó với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp vụ hè thu 2015; phê duyệt các phương án và các chính sách kèm theo để hỗ trợ giá giống đậu xanh giúp nông dân chuyển đổi cây trồng trong vụ hè thu 2015. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo các địa phương chỉ gieo cấy lúa trên các chân đất đảm bảo nước tưới, chuyển các vùng không đủ nước tưới sang trồng đậu xanh và các loại cây trồng khác phù hợp, đảm bảo sản xuất hiệu quả.

Tính đến ngày 8/6/2015, tổng diện tích đất lúa thiếu nước trên địa bàn toàn tỉnh đã lên đến trên 3.700 ha, tỷ lệ diện tích thiếu nước so với diện tích sản xuất lúa hè thu là 16,7%, trong đó huyện Gio Linh có diện tích thiếu nước tưới nhiều nhất, lên đến trên 2.000 ha, chiếm trên 63% diện tích sản xuất lúa hè thu của huyện, tiếp đó là Đông Hà (28%), Cam Lộ (28%), Vĩnh Linh (trên 23%)…

Thực hiện Quyết định số 968/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đến nay các địa phương đã đăng ký tại Trung tâm Giống cây trồng- vật nuôi tỉnh được 10.729 kg đậu xanh (tương đương diện tích 536 ha/2.012 ha KH) để triển khai gieo trồng đậu xanh trên đất khô hạn thiếu nước. Trong đó, huyện Vĩnh Linh đã nhận 2.769 kg (quy ra diện tích trên 138 ha), huyện Cam Lộ đã nhận 1.286 kg (64,3 ha), huyện Đakrông đã nhận 1.060 kg (53 ha), huyện Triệu Phong đã nhận 918 kg (gần 46 ha).

Tính đến ngày 8/6/2015, huyện Gio Linh mới nhận được 2.896 kg giống đậu xanh/4.695 kg đăng ký. Đến ngày 8/6/2015, các địa phương mới gieo được 48 ha đậu xanh, trong đó tập trung ở huyện Đakrông 25 ha, Triệu Phong 20 ha, Cam Lộ 3 ha. Như vậy, theo thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích bỏ hoang không thể sản xuất được do khô hạn (sau khi đã trừ diện tích chuyển đổi) là 3.058 ha, chiếm 13,8% diện tích đất lúa vụ hè thu. Nhưng nếu thời tiết tiếp tục khô hạn, diện tích chuyển đổi gặp khó khăn thì diện tích đất ruộng bỏ hoang do hạn hán sẽ còn tăng lên.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp- PTNT, sở dĩ diện tích chuyển đổi đạt thấp so với phương án đưa ra có phần do tập quán nông dân quen sản xuất lúa, ngại khó, sợ thất bại khi triển khai cây trồng mới. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do thời tiết tiếp tục nắng nóng gay gắt, nhiều ngày không mưa, nhất là sau vụ đông xuân đến nay. Đặc tính của cây đậu xanh là cây trồng chịu được hạn nhưng cũng phải giữ ẩm thích hợp để cây phát triển tốt. Cây đậu lúc gieo và ra hoa cần đủ độ ẩm để hạt mọc đều, ít rụng hoa, tỷ lệ đậu quả cao, hạt mẩy và chắc.

Thời tiết hiện quá nắng nóng, đất khô, không đảm bảo độ ẩm để làm đất, tạo điều kiện cho cây nảy mầm, sinh trưởng nên nông dân nhiều nơi dù rất muốn chuyển đổi nhưng cũng không thể làm đất, gieo giống được. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo chuyển đổi cây trồng ở một số địa phương chưa thực sự sâu sát, có nơi giao khoán cho cơ sở tự liên hệ và đăng ký giống đậu xanh với Trung tâm Giống cây trồng- vật nuôi nên diện tích đăng ký và nhận giống chưa cao.

Hiện Sở Nông nghiệp- PTNT đang tập trung chỉ đạo quyết liệt các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa trên các chân đất chủ động tưới theo khung thời vụ đặt ra, đảm bảo thu hoạch vụ hè thu trước ngày 5/9/2015. Trên các chân đất lúa thiếu nước đã quy hoạch vùng chuyển đổi, cần tranh thủ độ ẩm đất sẵn có và khi trời có mưa, tiến hành ngay việc gieo trồng đậu xanh ở những vùng có điều kiện để có thêm thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rô Đồng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rô Đồng

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn xã Chí Hòa (Hưng Hà - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Văn Tài, thôn Vị Giang là một điển hình. Nhờ nuôi cá rô đồng mà đến nay gia đình ông Tài đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

08/10/2013
Khuyến Khích Phát Triển Chăn Nuôi Tập Trung Quy Mô Lớn Khuyến Khích Phát Triển Chăn Nuôi Tập Trung Quy Mô Lớn

Năm 2013, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả không đạt kế hoạch đề ra, người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá thức ăn tăng cao, giá bán ra thị trường thấp. Trước thực trạng thua lỗ, người chăn nuôi khó có thể tăng đàn.

08/10/2013
Nhân Rộng Các Mô Hình Khuyến Nông Nhân Rộng Các Mô Hình Khuyến Nông

Anh sử dụng gà trống chọi địa phương cho lai với gà Lương Phượng thuần chủng sinh sản (tỷ lệ 12 con gà mái/1 gà trống). Gà Lương Phượng sinh trưởng, phát triển khỏe, sức đề kháng tốt và bắt đầu đẻ trứng sau 6 tháng nuôi. Anh Quang cho biết: "Hằng ngày, đàn gà Lương Phượng của gia đình tôi đẻ trứng đạt tỷ lệ từ 75-80%, tương đương với giống gà lấy trứng thương phẩm CP, nhưng quả trứng to và đều hơn. Trứng ra bao nhiêu đều được chủ các lò ấp nở ở huyện Gia Lộc đặt mua hết với giá khoảng từ 3.500-4.000 đồng/quả.

08/10/2013
Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.

08/10/2013
Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

08/10/2013