Ráo Riết Ngăn Mặn, Bảo Vệ Sản Xuất

Năm nay, tình trạng mặn xâm nhập ở Trà Vinh muộn hơn các năm trước, độ mặn cũng thấp hơn.
Theo Xí nghiệp Thủy nông huyện Trà Cú, nước mặn chỉ mới xuất hiện từ đầu tháng 1.2014, muộn hơn năm trước khoảng 1 tháng. Theo đó, các cán bộ trực đã đóng toàn bộ cống đầu mối như Vàm Buôn, Mù U, Bắc Trang, Hàm Giang, Đại An, La Bang và Trà Cú.
Ông Lê Chí Thảo - Phó phòng NNPTNT huyện Tiểu Cần cho hay: “Bên ngoài một số cống trên địa bàn huyện đã xuất hiện mặn từ 0,5-1‰ nên huyện đã chỉ đạo đóng hết cống”.
Theo ông Đỗ Trưng - quyền Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Trà Vinh, ngay từ đầu tháng 1, các cống đầu mối ven sông Tiền và sông Hậu đã được chuyển sang vận hành theo hướng tích nước ngọt, hạn chế tiêu xổ (chủ động lấy nước vào và hạn chế xả ra) để đảm bảo có nguồn nước ngọt đệm trong nội đồng.
Công ty cũng đã đề nghị các xí nghiệp, trạm thủy nông các huyện, thành phố… nghiêm túc thực hiện công tác ngăn mặn.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 10, chợ Trà Ôn (Vĩnh Long) đã có nhiều cá linh và cá cơm. Mỗi ngày cá linh được các ghe chở về cân cho điểm thu mua ở chợ.

Nhiều năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) khá thành công với các mô hình xen canh.

Năm 2002, ông Nguyễn Đình Đãi (quê Bắc Giang) đã vào thôn Tân Tiến, xã Đạ R'sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) để lập nghiệp. Khi vào ông có đem theo 5 cây vải thiều vào trồng thử nghiệm trên vùng đất mới.

Trong câu chuyện thoát nghèo và đi lên làm giàu, những người nông dân ở thôn Chư Cúc, xã Ea K'mút (Ea Kar - Đắk Lắk) rất tự hào khi nói về nghề nuôi bò vỗ béo.

Huyện Cư M'gar (Dak Lak) có 802,5 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng xen canh và một số ít được trồng độc canh; trong đó có 530 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện có khoảng 20 ha diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều diện tích cây tiêu đã bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của người trồng tiêu.