Rằm Tháng Giêng Trái Cây, Hoa Tươi Tăng Giá

Thị trường tiêu dùng dịp Rằm tháng Giêng năm nay bắt đầu nhộn nhịp từ ngày 3/3 - 5/3 (tức 13/1 - 15/1 âm lịch). Theo khảo sát tại chợ Cao Lãnh, mặt hàng trái cây đều tăng giá so với ngày thường.
Chôm chôm giá dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), nhãn 40.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), mãng cầu từ 40.000 - 45.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), lê 50.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng), xoài cát Hòa Lộc 60.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), vú sữa Lò Rèn 25.000 – 30.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), quýt hồng 40.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), riêng thanh long vẫn ở mức 25.000 đồng/kg. Các chủ sạp trái cây tại chợ Cao Lãnh cho biết: “Do nhu cầu tăng cao, lượng hàng phải nhập về gấp và do một số mặt hàng khan hiếm sau Tết”.
Bên cạnh đó, giá hoa tươi cũng tăng nhẹ, hoa ly giá từ 110.000 – 120.000 đồng/bó (tăng 10.000 đồng), huệ trắng giá 40.000 – 50.000 đồng/chục (tăng 10.000 đồng ), huệ đỏ 60.000 đồng/chục (tăng 10.000 đồng), cúc 8.000 - 10.000 đồng/nhánh (tăng 2.000 đồng), vạn thọ vẫn giữ giá 5.000 đồng/cây.
Có thể bạn quan tâm

Bà Đào Thị Hiệp, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có 2.500 m2 cải thảo to đẹp nhưng không bán được đành chặt bỏ. Ông Phạm Đình Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 1.000 ha rau củ các loại nông dân phải cắt cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh.

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.