Rằm Tháng Giêng, Gà Đẹp Vẫn Rẻ

Chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng, nhiều bà nội trợ đi tìm mua hoặc đặt trước nhiều ngày với người kinh doanh loại gà làm lễ. Đón bắt tâm lý này, một số hộ chăn nuôi cung ứng ra thị trường lứa gà toàn trống, mã đẹp.
Tại xã Tiến Thắng (Yên Thế - Bắc Giang) từng có vài ba hộ trúng đậm dịp Tết năm ngoái với đàn "gà mào” hàng nghìn con. Do có kinh nghiệm chăn nuôi tốt, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà đều con (khoảng 1,8 - 2 kg/con), mã đẹp, bảo đảm thời gian nuôi đủ ít nhất 4 tháng.
Năm nay, giá gà xuống thấp nên loại hàng "đặc chủng” này cũng chỉ bán được từ 50-55 nghìn đồng/kg tại vườn, bằng một nửa mức giá năm ngoái (cao hơn gà thương phẩm bình thường 7-10 nghìn đồng mỗi kg).
Theo anh Ngô Văn Long, cán bộ thú y xã Đồng Tâm (Yên Thế), năm 2012 và 2013 một số hộ dân tại đây đã đưa vào chăn nuôi giống gà mào có nguồn gốc Trung Quốc (thường gọi là Tàu mào, chíp Tàu, ri Tàu) để chớp thời điểm Tết Nguyên đán và rằm tháng Giêng. Gọi là "gà mào” vì gần 100% là gà trống, khi đạt 3-4 tháng chúng có mã rất bắt mắt với màu lông đỏ hoặc tía, mào nở to, đỏ rực, chân vàng óng, đuôi cong, cân nặng khoảng 1,7-1,8 kg/con. Ban đầu, mặt hàng này khá hút khách song không phải hộ nào cũng trúng.
Do nguồn giống nhập theo đường tiểu ngạch, không được kiểm soát chất lượng nên có trường hợp sau khi vào đàn bị chết quá nửa. Hơn nữa, năng suất thấp, chi phí thức ăn không ít hơn so với gà nội địa nhưng chỉ thu hoạch 1,5 tấn/đàn 1 nghìn con có tỷ lệ sống hơn 90% trong khi gà nội địa đạt từ 1,8 - 2 tấn.
Một điểm hạn chế nữa là khi bắt đầu lên mã, chúng thường cắn mổ nhau dữ dội. Vì thế sau một vài lứa nuôi, số hộ này đã quay trở lại với giống gà ri lai và mía lai trong nước.
Tại nhà anh Hà Văn Nghị, thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm đang có đàn hơn 300 con trống mía lai đã được xuất chuồng. "Có lẽ do số đông người chăn nuôi cũng thiên về nuôi gà trống vì chúng khoẻ mạnh hơn, ưu thế về cân nặng khi trưởng thành. Trong khi đó, khẩu vị từng người khác nhau và nhất là khi chế biến món nướng thì thịt gà mái ít hao hơn. Thị trường thường đỏng đảnh, làm sao đón bắt được để không thua thiệt với người chăn nuôi vẫn là bài toán khó”- anh Nghị nói.
Trong khi người nuôi gặp khó thì người kinh doanh vẫn kiếm bộn. Chị L, một người chuyên kinh doanh gà ở chợ Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, để có gà trống mã đẹp, cân nặng khoảng 2 kg, trước đó hàng tháng chị đã đặt mối với hộ chăn nuôi. Tùy giống gà và quy trình nuôi mà chị bán với các mức giá khác nhau, từ 90-150 nghìn đồng/kg gà lông ngay cả vào thời điểm giá gà đại trà xuống rất thấp.
Có thể bạn quan tâm

Công nghệ và ngư cụ hiện đại đến từ đất nước Nhật Bản đã chính thức được chuyển giao cho 25 tàu cá tại Bình Định nhằm giúp ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương hiệu quả, đảm bảo chất lượng và nâng cao thu nhập từ nghề đánh bắt.

Anh Phan Văn Tốt, phường Phước Mỹ, TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) vừa cho nhân giống thành công dê bách thảo với dê Boer tạo ra một giống dê lai mới có trọng lượng vượt trội, màu lông đẹp, thị trường ưa chuộng.

Ngày 29-10, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình "Nuôi cá lồng trên hồ chứa nước Bảo Linh".

Ngư tặc không trừ bất cứ một thủ đoạn nào, từ đánh bắt bằng giã cào, xung điện đến cả bằng mìn… Trong khi lực lượng chức năng quá mỏng, phương tiện thiếu thốn nên gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại các thị trường đã gần bằng cả năm ngoái (181 lô so với 187 lô). Tôm là mặt hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 82 lô (cả năm 2014 có 86 lô tôm bị cảnh báo)...