Khấm khá nhờ lai tạo giống dê cao sản

Anh Phan Văn Tốt chăn thả đàn dê sinh sản bố mẹ.
Anh Tốt kể: “Tôi nuôi dê từ 10 năm trước.
Lúc đầu, tôi nuôi 6 con dê giống bách thảo, trong đó có 5 con cái và 1 con đực.
Thấy dê phát triển đều, chưa mừng được bao lâu thì khoảng năm 2005 – 2006, giá dê xuống rất thấp.
Các hộ dân xung quanh bán hết, riêng tôi vẫn quyết định giữ lại đàn dê chăm sóc, mong giá dê sẽ khá lên.
Để có tiền sinh sống, tôi mua xe ba gác chạy chở thêm hàng hóa kiếm tiền.
Sau những giờ chở hàng, tôi tận dụng thời gian kiếm các loại lá nho, lá táo về cho đàn dê ăn.
Dần dần đàn dê đã tăng lên vài chục con...”.
Năm 2010, anh Tốt được các cơ quan chức năng hỗ trợ cho 5 con dê giống Boer.
Anh mạnh dạn nhận nuôi thử.
Chỉ trong một thời gian ngắn, dê phát triển nhanh, trọng lượng vượt trội so với giống dê bách thảo.
Anh nghĩ cách nhân giống dê bách thảo với giống dê Boer.
Kết quả rất thành công, đàn dê con lai ra đời với thể trọng như mong muốn.
Hiện trong chuồng gia đình anh Tốt còn 40 con dê, trong đó có 30 con dê lai, 4 con dê đực giống Boer và 6 con dê bách thảo.
Trung bình mỗi năm anh xuất chuồng 30 – 45 con, giá bán thịt 110.000 – 130.000 đồng/kg.
Bình quân mỗi con xuất ra thị trường đem về 1,5 – 2 triệu đồng.
Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, anh lãi 50-60 triệu đồng từ nuôi dê.
Tiếng lành đồn xa, anh Tốt liên tục nhận được điện thoại của nông dân trong và ngoài tỉnh đặt mua giống dê lai.
Theo anh Tốt, giống dê lai dễ nuôi hơn các loại dê khác.
Dê lai sinh sản nhanh, mỗi năm đẻ 1,5 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1- 3 con, trọng lượng dê mới đẻ trên 3kg/con, dê trưởng thành trên 60kg.
Chị Nguyễn Bắc Giang Châu – Phó Chủ tịch Hội ND Phước Mỹ chia sẻ, giống dê do anh Tốt lai tạo đang thu hút thị trường.
Đây là giống dê mới cao sản, màu sắc bắt mắt nên các thương lái rất thích mua.
Có thể bạn quan tâm

Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.

Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng.

Hầu hết các nước có tốc độ phát triển nhanh nhiều năm qua đều là những nước đã hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông nông thôn.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích lúa cả năm 2012 đạt gần 7,75 triệu ha, tăng 1,2% so với năm 2011; năng suất bình quân ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn (+2,6%) so với năm trước.

Nghiên cứu mới nhất của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết, xây đập trên dòng chảy chính tại khu vực hạ nguồn sông Mê Công có thể trở thành mối đe dọa đối với sự sống còn của loài cá tra dầu sinh sống tại đây.