Rà Soát, Thống Kê Diện Tích Bưởi Các Loại Trên Địa Bàn Toàn Tỉnh

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Giai đoạn tới cây bưởi tiếp tục được xác định là cây có thế mạnh trong phát triển kinh tế vườn đồi, chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp hộ.
Để có cơ sở xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích cây bưởi giai đoạn 2015-2020, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị các huyện, thành, thị quan tâm chỉ đạo tiến hành rà soát, thống kê diện tích bưởi các loại hiện có trên địa bàn; diện tích đất có khả năng mở rộng trồng bưởi trên cơ sở rà soát các vùng gò đồi thấp, đất cao hạn, vườn tạp, vườn cây ăn quả có hiệu quả thấp, tổng hợp diện tích có khả năng phát triển cây bưởi; hướng dẫn nông dân sau khi thu hoạch quả tập trung chăm sóc cây bưởi theo đúng quy trình kỹ thuật.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/ra-soat-thong-ke-dien-tich-buoi-cac-loai-tren-dia-ban-toan-tinh-2379753/
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của Công ty XNK thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng trên 2.000 tấn cá rô phi.

Năm 2003, gia đình ông Mấu Văn Gớ chuyển từ làng cũ dưới lòng hồ Sông Trâu về sinh sống tại khu tái định cư thôn Ma Trai. Khởi nghiệp từ 5 con dê bách thảo, ông Gớ biết tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, hằng ngày chăn thả gia súc dưới những cánh rừng neem.

Một báo cáo khoa học gần đây tiến hành dựa trên các dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trên hơn 100 tỷ động vật được nuôi bằng thức ăn có thành phần từ cây trồng biến đổi gen đã kết luận rằng, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây trồng biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe vật nuôi.

Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào niên vụ sản xuất mía đường năm 2014-2015, trong điều kiện giá mía nguyên liệu thấp, sản lượng đường tồn kho cao và khó tiêu thụ khiến nhà máy và nông dân khốn đốn. Khó khăn là vậy, nhưng một số nhà máy đường lại bị Bộ TN-MT đề nghị đình chỉ hoạt động do gây ô nhiễm, đẩy hàng loạt hộ trồng mía vào cảnh chới với vì chẳng biết bán mía cho ai?

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ 1 đến 11/9, cả nước đã xuất khẩu được 127.526 tấn gạo, trị giá FOB 52,008 triệu USD, trị giá CIF 57,210 triệu USD.