Ra Quân Khử Trùng Kênh Mương Nuôi Trồng Thủy Sản

Ngày 14-3, các xã nuôi tôm trọng điểm ven Đầm Nại huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đồng loạt ra quân triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” kênh mương nuôi trồng thủy sản.
Tham gia thực hiện có chính quyền địa phương cùng nông dân nuôi tôm thuộc các xã Tân Hải, Hộ Hải, Khánh Hải và Phương Hải. Các cơ quan Chi cục Thú Y, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản cử cán bộ tham gia sử dụng 890 kg hóa chất Chlorine xử lý môi trường theo các hệ thống kênh mương chính phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Việc ra quân thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nhằm ổn định môi trường ngăn ngừa mầm bệnh đảm bảo an toàn cho vùng nuôi tôm để chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm chính năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Thọ - PGĐ Cty TNHH MTV QLKTCTTL Quảng Trị cho biết năm nay diễn biến thời tiết, khí hậu bất thuận, vụ đông xuân 2011 kéo dài hơn một tháng nên tình hình nước tưới chống hạn cho lúa vụ hè thu cũng hết sức căng thẳng

Thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP), năm 2011 Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” tại xã Năng Khả, huyện Na Hang với diện tích 0,5 ha, số lượng cá giống thả nuôi là 10.000 con, có 10 hộ gia đình tham gia. Sau 5 tháng thực hiện mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng làm kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Na Hang.

Nằm trong “Chương trình khí sinh học dành cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học được tổ chức thí điểm cho 22 hộ chăn nuôi gia súc ở xã An Nông, huyện miền núi Tịnh Biên, An Giang đã thành công.

Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long lũ lớn, giá các loại rau màu tăng mạnh, người trồng màu lãi khá nên rất phấn khởi. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – vùng trồng màu nổi tiếng tỉnh Tiền Giang, trong mấy ngày qua hầu hết các loại rau đều hút hàng, giá tăng gấp nhiều lần so với trước lũ

Tuy là năm đầu tiên triển khai thí điểm nhưng mô hình “vỗ béo” cua đồng ở xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đem lại hiệu quả đáng kể. Nhiều hộ chỉ với 1.000m2 ao nuôi nhưng qua khoảng 5 tháng đã thu được lợi nhuận trên dưới 20 triệu đồng