Ra mắt tổ hợp tác nông dân sản xuất tập trung lớn trên 10ha

THT có 10 tổ viên sáng lập, quy mô sản xuất ban đầu là 155,5ha. Hoạt động chính của THT là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và đầu ra. Việc ra đời và đi vào hoạt động của THT nhằm gắn kết những nông dân lại với nhau, cùng sản xuất trên một cánh đồng lớn, qua đó góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập. Ban chủ nhiệm THT gồm 3 người, ông Hồ Văn Mười được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng THT.
Phát biểu tại buổi ra mắt, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan đánh giá cao tinh thần tự nguyện gắn kết cùng sản xuất trên một cánh đồng lớn của những nông dân trong THT. Bí thư khẳng định, việc ra đời THT là sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của người nông dân, bởi chỉ có sản xuất quy mô lớn mới có thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh các mặt hàng nông sản đang phải chịu nhiều cạnh tranh như hiện nay.
Để hoạt động của THT đi vào ổn định, Bí thư yêu cầu THT cần chú trọng xây dựng mối liên kết, tạo niềm tin đối với tổ viên, giúp nâng cao hiệu quả canh tác, đặc biệt, phải xây dựng kỹ năng làm ăn chất lượng đối với tổ viên, nhằm đảm bảo đầu ra an toàn cho doanh nghiệp và tạo uy tín cho THT.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.

Ông Nguyễn Công Soái-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thành ủy, UBND TP.Hà Nội tổ chức ngày 15.8.

Những ngày qua, nhiều người sống quanh đầm Ô Loan (Tuy An, Phú Yên) đổ xô vào cầu Đà Nông thuộc thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa) để bắt hàu. Sở dĩ có chuyện nghịch lý này là vì tôm nuôi chết hàng loạt; còn cá, cua, hàu sống tự nhiên trong đầm hiện cũng không còn nhiều.