Ra mắt tổ hợp tác nông dân sản xuất tập trung lớn trên 10ha

THT có 10 tổ viên sáng lập, quy mô sản xuất ban đầu là 155,5ha. Hoạt động chính của THT là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và đầu ra. Việc ra đời và đi vào hoạt động của THT nhằm gắn kết những nông dân lại với nhau, cùng sản xuất trên một cánh đồng lớn, qua đó góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập. Ban chủ nhiệm THT gồm 3 người, ông Hồ Văn Mười được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng THT.
Phát biểu tại buổi ra mắt, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan đánh giá cao tinh thần tự nguyện gắn kết cùng sản xuất trên một cánh đồng lớn của những nông dân trong THT. Bí thư khẳng định, việc ra đời THT là sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của người nông dân, bởi chỉ có sản xuất quy mô lớn mới có thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh các mặt hàng nông sản đang phải chịu nhiều cạnh tranh như hiện nay.
Để hoạt động của THT đi vào ổn định, Bí thư yêu cầu THT cần chú trọng xây dựng mối liên kết, tạo niềm tin đối với tổ viên, giúp nâng cao hiệu quả canh tác, đặc biệt, phải xây dựng kỹ năng làm ăn chất lượng đối với tổ viên, nhằm đảm bảo đầu ra an toàn cho doanh nghiệp và tạo uy tín cho THT.
Có thể bạn quan tâm

Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.

Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.

Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.

Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu con nuôi có giá trị kinh tế cao, xã Thiệu Hợp đã tổ chức cho một số hộ dân học tập kinh nghiệm mô hình nuôi con nuôi đặc sản: rùa, ba ba, rắn, nhím...