Ra mắt thương hiệu gạo bảy hai mốt

Tham dự có lãnh đạo Tổng Cty Cà phê Việt Nam, tỉnh Đăk Lăk và đông đảo khách hàng, đối tác. Ngoài chức năng sản xuất cà phê, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng SX lúa, thị trường, tiềm năng và khả năng đáp ứng, Cty Cà phê 721 đã quyết định lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chiến lược “Gạo bảy hai mốt (721)” với khẩu hiệu hành động “tốt cho mọi nhà”.
Thương hiệu gạo của Cty đã được cấp chứng nhận đảm bảo môi trường; Chứng nhận nhãn hiệu “Gạo bảy hai mốt, tốt cho mọi nhà” của Cục Sở hữu Trí tuệ; Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm…
Để xây dựng thương hiệu “gạo bảy hai mốt”, Cty Cà phê 721 đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo có công nghệ hiện đại với công suất 10.000 tấn/năm và nhà máy sấy lúa có công suất 80 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư là 12 tỷ đồng. Nhà máy không chỉ giải quyết đầu ra cho vùng nguyên liệu lúa 250ha/vụ (500ha/năm) của Cty mà còn góp phần tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng) xưa có giống cam đường được chọn để tiến vua. Trải qua vài trăm năm, giống cam này mai một dần và đến nay đã tuyệt chủng.

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...