Ra mắt thương hiệu gạo bảy hai mốt

Tham dự có lãnh đạo Tổng Cty Cà phê Việt Nam, tỉnh Đăk Lăk và đông đảo khách hàng, đối tác. Ngoài chức năng sản xuất cà phê, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng SX lúa, thị trường, tiềm năng và khả năng đáp ứng, Cty Cà phê 721 đã quyết định lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chiến lược “Gạo bảy hai mốt (721)” với khẩu hiệu hành động “tốt cho mọi nhà”.
Thương hiệu gạo của Cty đã được cấp chứng nhận đảm bảo môi trường; Chứng nhận nhãn hiệu “Gạo bảy hai mốt, tốt cho mọi nhà” của Cục Sở hữu Trí tuệ; Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm…
Để xây dựng thương hiệu “gạo bảy hai mốt”, Cty Cà phê 721 đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo có công nghệ hiện đại với công suất 10.000 tấn/năm và nhà máy sấy lúa có công suất 80 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư là 12 tỷ đồng. Nhà máy không chỉ giải quyết đầu ra cho vùng nguyên liệu lúa 250ha/vụ (500ha/năm) của Cty mà còn góp phần tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Việc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) cơ bản hoàn thiện công nghệ nhân giống dịch thể để SX nấm ăn và nấm dược liệu được coi là bước đột phá quan trọng của ngành nấm Việt Nam.

Yến - loài chim vốn sống ở vách đá cheo leo dọc các tỉnh miền biển, nay được nhiều người dân ở Tây nguyên đua nhau nuôi, trong đó nhiều hộ đã thành công bước đầu.

Ngày 25-4, Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức hội nghị hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ hành tím tại xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Mỗi tuần kiểm tra, Đài Loan phát hiện từ 1-4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu.

Do nguồn cung tăng, giá nấm rơm hiện giảm bình quân khoảng 5.000-7.000 đồng/kg so với các nay 1 tuần và đang ở mức giá thấp hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.