Ra mắt thương hiệu gạo bảy hai mốt

Tham dự có lãnh đạo Tổng Cty Cà phê Việt Nam, tỉnh Đăk Lăk và đông đảo khách hàng, đối tác. Ngoài chức năng sản xuất cà phê, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng SX lúa, thị trường, tiềm năng và khả năng đáp ứng, Cty Cà phê 721 đã quyết định lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chiến lược “Gạo bảy hai mốt (721)” với khẩu hiệu hành động “tốt cho mọi nhà”.
Thương hiệu gạo của Cty đã được cấp chứng nhận đảm bảo môi trường; Chứng nhận nhãn hiệu “Gạo bảy hai mốt, tốt cho mọi nhà” của Cục Sở hữu Trí tuệ; Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm…
Để xây dựng thương hiệu “gạo bảy hai mốt”, Cty Cà phê 721 đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo có công nghệ hiện đại với công suất 10.000 tấn/năm và nhà máy sấy lúa có công suất 80 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư là 12 tỷ đồng. Nhà máy không chỉ giải quyết đầu ra cho vùng nguyên liệu lúa 250ha/vụ (500ha/năm) của Cty mà còn góp phần tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Tây Cốc là vựa chè của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Từ lâu, người nông dân ở đây thâm canh cây chè trên diện tích lớn và cung cấp ra thị trường khối lượng chè lớn.

Mỗi năm anh Bằng xuất bán từ 5.000 - 6.000 rắn con, bán với giá 60.000 - 200.000 đ/con, trừ chi phí thu lãi từ 250 - 300 triệu đ/năm.

Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây hồ tiêu và cây bưởi xanh vừa được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai thí điểm tại 2 địa điểm ở phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) và xã Nâm N’Jang (Đắk Song).

Ngày 6/5, Đội quản lý thị trường số 13 (Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã phối hợp cùng Phòng An ninh kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) phát hiện và tịch thu 230.000 ống thuốc kích thích tăng trưởng thực vật có nguồn gốc Trung Quốc không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Na là cây ăn quả, cao khoảng 2 - 4m, lá mọc xen ở 2 hàng, hoa xanh, quả tròn có nhiều múi, hạt có màu nâu sẫm, ruột hạt trắng có chứa độc tố.