Ra mắt mô hình nuôi cá điêu hồng

Mô hình được thực hiện với hình thức hỗ trợ vốn không hoàn lại do Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương tài trợ từ Đề án 295 của Chính phủ về hỗ trợ phụ nữ học nghề tạo việc làm. Mô hình bước đầu có 25 thành viên là chị em phụ nữ tham gia, mỗi thành viên được hỗ trợ toàn bộ chi phí gồm 45kg cá giống và 5 bao thức ăn.
Sau 6 tháng đến khi thu hoạch, các thành viên trích đóng góp trả lại 25kg cá giống và 3 bao thức ăn cho thành viên khác. Cũng với hình thức này, từ nay đến cuối năm, mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng ở ấp Nhơn Phú, xã Đông Phú, sẽ tăng lên 40 thành viên, số vốn hỗ trợ 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất cá tra đang dần bước ra khỏi khó khăn do ứng dụng mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) chế biến, DN cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, Ảrập Xêút là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. 8 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng XK cá tra của Việt Nam.

Tại TP. Trùng Khánh (Trung Quốc), nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bình quân 20 – 30%/năm, trong khi nguồn cung của An Giang lại rất phong phú. Khi hoạt động xúc tiến được triển khai mạnh mẽ, nhiều mặt hàng nông sản của An Giang sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường này.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.

Ngoài những vật nuôi quen thuộc như trâu, bò, heo, gà… thời gian gần đây, người dân huyện Sông Hinh (Phú Yên) đang tiếp cận với đối tượng nuôi mới là rắn mối.