Ra Mắt Cty CP XK Cao Su VRG Nhật Bản

Chiều 2/3, tại TP.HCM, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tổ chức buổi lễ ra mắt Cty CP Xuất khẩu Cao su VRG Nhật Bản.
Đến tham dự có ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương; ông Võ Sỹ Lực, Chủ tịch HĐTV VRG; ông Trần Ngọc Thuận, TGĐ VRG.
Đây là công ty liên doanh giữa VRG với Cty CP Ka To Office và Cty CP JTC (viết tắt Cty VRG JAPAN) với mục đích chính là đẩy mạnh XK các sản phẩm cao su của VN ra thị trường mới.
Trong đó, XK trực tiếp mủ cao su thô của VN cho các hãng SX vỏ xe như Sumitomo, Bridgestone toàn cầu cũng như XK sang các thị trường mới Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran.
Dự kiến các hãng vỏ xe của Nhật Bản mỗi năm thông qua Cty VRG JAPAN sẽ tiêu thụ từ 150-200 ngàn tấn mủ cao su SVR 10, 20, CV 50, 60 (là các sản phẩm cao su được SX nhiều nhưng khó tiêu thụ - PV). Đây cũng là cơ hội tốt để các công ty cao su thành viên của VRG tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài.
Với vốn điều lệ 10,5 tỷ đồng (tương đương 500 ngàn USD), trong đó VRG góp 50% và cử ông Võ Văn Thành, phó Trưởng ban kế hoạch - đầu tư VRG làm Chủ tịch HĐQT Cty VRG JAPAN.
Trước ngày ra mắt, Cty đã đàm phán và XK thành công 170 tấn mủ cao su chủng loại SVR 3L, SVR 10, CV 60, Latex và RSS3 cho hai thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực đi đúng hướng của VRG trong việc thành lập Cty VRG JAPAN và cho rằng việc ra đời của Cty không chỉ đa dạng hóa thị trường mà còn nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm XK cao su, góp phần vào việc tiêu thụ mủ cao su bền vững trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Đậu cove (còn gọi là đậu que) là một trong những loại đậu rau quan trọng vì phân bố rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và tạo ra nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ.

Nuôi tôm nước lợ mang tính tự phát trong khi hàng loạt các vấn đề phục vụ sản xuất chưa đáp ứng kịp, cùng với đó là thời tiết diễn biến khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng nuôi tôm. Chính vì vậy, việc áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học VietGAP được xem là giải pháp đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

Ở Phú Quý (Bình Thuận), trước đây cá chình chẳng có giá trị nhiều về mặt kinh tế. Thỉnh thoảng ngư dân bắt làm mồi lai rai. Gần đây, cá trở nên có giá nhờ vào xuất khẩu. Một số hộ dân đã “phất” lên nhờ nuôi chình.

Nuôi cá lăng đuôi đỏ bằng bè lồng của gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk đang là một trong những mô hình được mọi người quan tâm học hỏi, bởi giá trị kinh tế cao, thu nhập hàng năm lên tới cả tỷ đồng.

Ngoài khó khăn do chi phí tăng cao, phải cho tàu nằm bờ, hiện các tập đoàn đánh cá lớn ở Hải Phòng còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động nghề cá, đặc biệt là lao động có khả năng làm việc trên các tàu vươn khơi xa, khai thác tại vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc bộ.