Mô Hình Nuôi Lợn Không Tắm Mang Lại Hiệu Quả Cao

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, mô hình này được thực hiện tại 4 hộ dân xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè. Mỗi hộ được Trung tâm hỗ trợ xây dựng chuồng nuôi có diện tích 20m2 để nuôi 12 con lợn. Người nuôi được hướng dẫn dùng trấu và mạt cưa làm đệm lót trên nền chuồng, sử dụng chế phẩm vi sinh rắc trên đệm để tạo ra các quần thể vi sinh vật sống xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường trong sạch, giúp đàn lợn ăn nhiều, lớn nhanh, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu hóa giảm.
Qua quá trình nuôi cho thấy, nước tiểu của lợn thấm vào lớp đệm và phân thải của lợn được vùi vào lớp đệm thông qua hoạt động ủi của lợn. Toàn bộ những chất thải được hệ vi sinh vật phân hủy ngay nên không có mùi hôi. Ngoài ra, nuôi lợn theo mô hình này còn không tốn điện, giảm được 80% lượng nước sử dụng và giảm 60% công lao động do không phải tắm lợn hoặc dội rửa chuồng trại, đồng thời có thể sử dụng chất bã này làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi người nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt đang lúng túng, người bỏ chuồng không, người nuôi cầm chừng chưa muốn tái đàn do dịch bệnh, giá giống và thức ăn chăn nuôi tăng cao thì con chim cút trở thành vật nuôi thay thế ưu việt.

Tỉnh Sóc Trăng đang bước vào chính vụ nuôi tôm, Công ty Điện lực tỉnh này đang đối mặt với tình trạng quá tải cung cấp điện do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển quá nhanh.

Trong những năm qua, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân ổn định và phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn đã có những chuyển biến, đời sống nông dân được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Cùng với dịch bệnh lây lan liên tỉnh trên các ao hồ nuôi tôm, người nuôi trồng thủy sản tại miền Trung như ngồi trên đống lửa khi ngành chức năng chưa tìm ra nguyên nhân cá nuôi chắn sáo ở phá Tam Giang đồng loạt… nổi bụng chết sình.

Người trồng cà chua tại thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương) đang lo lắng vì cà chua xuất hiện bệnh khảm, một bệnh ít gặp nhưng gây tổn thất lớn.