Ra Mắt Chuỗi Liên Kết Chăn Nuôi Thành Phố Hà Nội

Sáng 25/4, Trung tâm phát triển chăn nuôi, thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội đã ra mắt chuỗi liên kết chăn nuôi TP Hà Nội và khai trương hệ thống cửa hàng tiêu thụ thực phẩm của Công ty CP Cộng Đồng Green Food Hà Nội.
Theo ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi, Công ty Green Food Hà Nội được thành lập với mục tiêu liên kết thành chuỗi sản xuất thực phẩm từ sản xuất thức ăn đến chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Mô hình này sẽ tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, giảm bớt các khâu trung gian, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần bình ổn giá cả thị trường và đảm bảo an ninh thực phẩm Thủ đô với nguồn thực phẩm an toàn được truy xuất nguồn gốc.
Hiện, Công ty CP Cộng Đồng Green Food Hà Nội đã hình thành chuỗi liên kết có năng lực sản xuất với 1 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 150.000 tấn/năm; 80 trang trại chăn nuôi; 1 nhà máy giết mổ lợn và chế biến thực phẩm công suất 600 con/ngày; 1 nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm công suất 20.000 con/ngày.
Về hệ thống phân phối thực phẩm, trong tháng 4/2014 có 5 cửa hàng chính thức đi vào hoạt động và mạng lưới phân phối tới các bếp ăn tập thể. Đến cuối năm 2014 sẽ có 20 cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội. Hệ thống này sẽ được nhân rộng ra trên địa bàn các tỉnh, TP trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để thành công thì phải có sự chung tay góp sức của các nhà: Nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp, người chăn nuôi. Các địa phương cần quan tâm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào chuỗi.
Ngoài ra, các tổ chức hội, hiệp hội chuyên môn và người tiêu dùng cũng cần tham gia tích cực vào chuỗi. Riêng với Cục Chăn nuôi, tới đây sẽ phối hợp cùng các ngành xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các sản phẩm thực phẩm của các chuỗi.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

Tuy cây tam thất có giá trị kinh tế cao, điều kiện thổ nhưỡng ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) phù hợp, nhưng người dân nơi đây cần phải thận trọng khi mở rộng diện tích trồng loài cây này bởi sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.