Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Hiện tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,2 tỷ USD và chắc chắn sẽ cán mốc 7,8 tỷ USD trong năm 2014.
Chiều 4/12 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản tổ chức buổi họp đầu tiên. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, tổng xuất siêu của cả ngành nông nghiệp nước ta tính đến hết tháng 11/2014 ước đạt 8,2 tỷ USD thì trong đó, ngành thủy sản đóng vai trò then chốt với hơn 5 tỷ USD.
Trong khi đó, kim ngạch NK của ngành thủy sản chỉ ở mức thấp với chưa đến 1 tỷ USD nguyên liệu để chế biến (chưa tính nhập khẩu thức ăn chăn nuôi). Hiện tổng kim ngạch XK thủy sản đạt 7,2 tỷ USD và chắc chắn sẽ cán mốc 7,8 tỷ USD trong năm 2014.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay, sang năm 2015 XK thủy sản của Việt Nam sẽ cán đích 8 tỷ USD như chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 đã đề ra.
Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/ra-mat-ban-chi-dao-phong-chong-dich-benh-thuy-san-post135624.html
Có thể bạn quan tâm

Dự kiến, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này cả năm có thể đạt mức 1,5 tỉ USD.

Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, sở đang tiến hành rà soát tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (nhất là ngành trồng trọt), nhằm xác định quy mô từng loại cây trồng, hướng đến phát triển cây trồng chủ lực là cây khoai mì.
Theo thống kê, cánh đồng liên kết vụ hè thu năm 2015 được thực hiện ở 10 huyện, thị với diện tích 31.378,1ha/44.826ha kế hoạch đạt 70%, có trên 16.000 hộ tham gia.
Tính đến thời điểm hiện nay, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt hạn đầu vụ nên năng suất lúa đạt thấp, trung bình từ 6 - 6,5 trấn/hécta, có khu vực chỉ đạt 4 tấn/hécta.
5 năm trở lại đây, nhờ cây keo có giá nên diện tích cây keo ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã tăng lên đáng kể, nhiều nhất là ở xã Khánh Nam. Một số diện tích đất rẫy đất đồi trước đây trồng bắp, mì kém hiệu quả kinh tế bà con đã chuyển sang trồng keo, đưa diện tích cây keo lại toàn xã hiện nay lên khoảng 1.000 ha, cao nhất huyện.