Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ra Hòn Tre gặp tỉ phú hồ tiêu

Ra Hòn Tre gặp tỉ phú hồ tiêu
Ngày đăng: 24/06/2015

Hòn Tre còn gọi là Đảo Rùa, có diện tích tự nhiên chừng 480ha, cao 365m. Đa phần dân cư sống nghề biển, diện tích đất trồng trọt hạn chế với rừng tự nhiên xen kẻ. Hòn Tre có khí hậu nhiệt đới duyên hải, cận lục địa, thích hợp với một số cây nông nghiệp dài ngày như xoài, dừa, mít, hồ tiêu…

Ngoài ra, nông dân còn trồng thêm nhiều chuối, thanh long, bầu, bí, rau cải…theo các triền núi. Trên núi, không khí mát, ẩm ướt, có nhiều mù sương cùng với nhiều khe, mạch nước ngọt. Người ta chặn các dòng nước ấy thành những hồ, ao nhỏ tùy theo địa hình và khoảng cách để tiện sử dụng. Nước ngọt tự nhiên ở Hòn Tre đủ dùng cho sinh hoạt, tưới tiêu, kể cả trong những mùa hạn hán gay gắt nhất.

Đến Hòn Tre, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Trâm, năm nay 85 tuổi, có bí danh là “Hai Tu”. Quê ông Hai Tu ở Tân Hiệp (tỉnh Tiền Giang). Năm 1968, chiến tranh ác liệt, ông trốn quân dịch ra Hòn Tre đi tu để qua mắt kẻ địch, người dân địa phương gọi ông là ông “Hai Tu”. Ở Hòn Tre những năm ấy, ông Hai ra sức khai khẩn lập vườn. Ông mua lại đất “lâm” của người dân địa phương rồi cải tạo, sửa sang, trồng trọt với diện tích ban đầu vài công, sau tăng lên vài héc-ta. Có lúc đất của ông có trên 6 ha.

Ông Hai Tu năm nay đã cao tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh. Tính tình cởi mở, vui vẻ tự nhiên, khó ai nhận ra ông đã trên 80 tuổi. “Tỉ phú vườn tiêu” là tên gọi mà người dân Hòn Tre đặt cho ông Hai Tu. Ông Hai Tu kể: Hồi năm 1972, tiêu trúng mùa chưa từng có, lại trúng giá. Các chủ vườn tiêu ở Hòn Tre lúc đó thu hoạch mỗi người trên dưới 50 bao (mỗi bao 50 kg). Riêng vườn ông Hai Tu thu hoạch được 262 bao, tức trên 13 tấn. “Năm đó, tôi bán được hơn 100.000 đồng/kg, mua được 50 cây vàng”, ông Hai đưa mắt nhìn ra vườn tiêu nhớ lại thời vàng son đã trôi qua hơn bốn mươi năm.

Cây tiêu cũng như một số cây trồng, vật nuôi khác có số phận rất thăng trầm. Sau một khoảng thời gian ở đỉnh cao, tiêu bắt đầu rớt giá thảm hại. Ở nhiều vùng trồng tiêu lớn trong nước như Phú Quốc, Hà Tiên, Quảng Trị, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, các tỉnh Tây Nguyên… người trồng tiêu phải phá bỏ vườn, chuyển đổi qua cây trồng khác. Riêng ông Hai Tu và một số rất ít bà con ở Hòn Tre và vài nơi khác vẫn thủy chung với cây tiêu, chẳng nỡ bỏ loại cây đã từng cho họ có cuộc sống khá giả, sung túc… Lần lửa qua đến mấy chục năm sau, mặt hàng tiêu ngày nay đã phục hồi và có giá cao, khiến cho nhà vườn trồng tiêu vô cùng phấn khởi!

Vườn tiêu của ông Hai Tu trên núi Hòn Tre đã có từ những năm 60 của thế kỷ trước và luôn được cải tạo, trồng mới lại theo chu kỳ nhất định. Hiện tại, trong vườn hãy còn những dây tiêu cổ thụ có tuổi đời gần nửa thế kỷ, vẫn cho năng suất cao (20kg/gốc). Cái hay, độc đáo mà chúng tôi nhận xét và qua lời diễn giải của ông Hai Tu là: ông luôn tạo môi trường sống tự nhiên cho cây tiêu bằng cách trồng thêm những cây “nọc sống” cho tiêu cộng sinh như: cây xoài, mít, gòn…nhất là cây xoài cát Hòa Lộc trồng bằng hột.

“Cây trồng bằng hột chậm lớn, nhưng dần về sau, thân, tàng cây to, trái lớn, hạt lép, thơm ngon. Ta có thể vừa thu hoạch xoài cát chất lượng cao vừa thu hoạch tiêu ổn định, bền vững”, ông Hai Tu cho biết. Sự cộng sinh giữa tiêu và các loài khác không hề bị ảnh hưởng, bởi vì tiêu ăn đất, phân ở khu vực gần gốc (bán kính chừng 1m), trong khi rễ của cây xoài và các loại cây thân mộc khác chỉ hút dinh dưỡng cách xa gốc từ 1,5m trở lên! Dưới bóng râm vừa phải của các nọc sống, dây tiêu phát triển rất ổn định và cho năng suất cao, bền vững. Tuổi đời của dây tiêu và các “nọc sống” thường gần bằng nhau, từ 40 đến 50 năm! Theo các tài liệu nghiên cứu gần đây: trồng hồ tiêu ở vùng đất, thổ nhưỡng thích hợp, theo bản năng, tập quán tự nhiên của cây, sẽ tránh được gần như hoàn toàn sâu bệnh!

Đến với vườn tiêu của ông Hai Tu - “tỉ phú Hồ Tiêu” trên đỉnh Hòn Tre, chúng tôi nghiệm ra rằng: Sản xuất phát triển bền vững phải gắn chặt với môi trường tự nhiên. O ép, nôn nóng sửa đổi thiên nhiên theo ý muốn của mình dễ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu cùng những hệ lụy khác. Cách tốt nhất là con người phải sống chung, thân thiện cùng thiên nhiên với phương châm xanh, sạch, đẹp và bền vững!


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nuôi Tôm Sú Theo Quy Trình GAP An Toàn Và Phát Triển Tốt Phát Triển Nuôi Tôm Sú Theo Quy Trình GAP An Toàn Và Phát Triển Tốt

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".

16/07/2013
Chủ Động Diệt “Giặc” Chuột Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Chủ Động Diệt “Giặc” Chuột Và Phòng Trừ Sâu Bệnh

Không chỉ thiếu nước vì hạn hán, nhiều diện tích lúa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đang bị chuột cắn phá và sâu bệnh hoành hành, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ khiến bà con nông dân lo lắng.

27/07/2013
Tái Cơ Cấu Ngành Mía Đường Tái Cơ Cấu Ngành Mía Đường

Hiện nay, sản lượng đường trong nước đang dư thừa, tồn kho tăng cao trong khi đó tình hình buôn lậu đường ở một số cửa khẩu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ đường trong nước...

16/07/2013
Nấm mối khan hàng Nấm mối khan hàng

Nấm mối chỉ xuất hiện một lần trong năm vào đầu mùa mưa ở ĐBSCL, do nấm càng ngày càng khan hiếm nên giá rất cao, người dân cũng không có bán.

08/07/2015
Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Mía Theo Cánh Đồng Mẫu Lớn Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Mía Theo Cánh Đồng Mẫu Lớn

Cánh tay bị bại liệt nhưng ông lại là chủ trang trại mía cao sản ở huyện Sơn Hòa. Niên vụ mía 2013-2014, ông là nông dân đầu tiên ở Phú Yên liên kết “4 nhà” trồng cánh đồng mía mẫu lớn áp dụng cơ giới hóa.

03/05/2013