Quýt Lỡ Vụ Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2013, một năm thời tiết đầy thất thường đối với các nhà vườn trong tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Lai Vung nói riêng.
Do ảnh hưởng của thời tiết, làm 6.000m2 quýt hồng của ông Lê Ngọc Bích ngụ xã Tân Phước, huyện Lai Vung bị rụng gần hết. Bao nhiêu công sức, tiền của tập trung cho mùa quýt mới coi như đổ sông, đổ biển. Sau vụ quýt bị thất bại, ông Bích tìm cách để vớt vát lại. Ông mua màng phủ nông nghiệp che toàn bộ các gốc quýt đã bị rụng bông này nhằm tránh mưa và xử lý cho ra hoa tiếp.
Trời không phụ lòng người, đợt ra hoa sau cũng không thua vì đợt đầu và trái đậu trĩu cành. Tuy nhiên theo ông Bích, phải tỉa bớt trái để cho trái có chất lượng hơn về mẫu mã, độ ngọt, đồng thời cây không bị suy. Sau 10 tháng chăm sóc cần mẫn, rằm tháng 3 vừa rồi, vụ quýt lỡ của ông Bích cũng vừa chín tới, thương lái đã đến tận vườn mua với giá 30.500 đồng/kg, với sản lượng thu hoạch khoảng 50 tấn trái, sau khi trừ chi phí ông còn lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Bích cho biết, tuy giá quýt lỡ không cao bằng quýt Tết nhưng rất ổn định, không bị tụt giá bất thường do dội chợ. Bên cạnh đó, do sản lượng quýt lỡ ít nên thương lái tranh nhau mua. Vừa rồi, có thương lái đồng ý mua giá cao hơn, nhưng ông đã thỏa thuận giá xong với thương lái trước. Ngoài thuận lợi về giá cả, quýt vụ lỡ cũng không phải lo về nước lụt, mưa dầm; nhân công hái quýt cũng dễ mướn và rẻ hơn những ngày Tết; việc vận chuyển, thị trường tiêu thụ cũng dễ, nhất là vào các siêu thị ở TP.HCM.
Vụ quýt Tết đã gây nên nhiều áp lực, vì vậy hiện nay ông Lê Ngọc Bích phân vườn thành nhiều khu để xử lý quýt hồng cho trái đúng vào dịp rằm lớn trong năm như rằm tháng 7, rằm tháng mười.
Có thể bạn quan tâm

Phú Giáo là huyện thuần nông nghiệp, 80% dân số sống bằng nghề nông với thế mạnh cây công nghiệp dài ngày mang giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều. Đó là những điều kiện thuận lợi làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân (NN, NT&ND) Phú Giáo sau 5 năm (2008-2012) triển khai thực hiện Kế hoạch số 29-KH/HU của Huyện ủy đề ra.

Được chọn làm xã điểm chỉ đạo của tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay xã Phong Châu (Trùng Khánh) đã tạo được bước chuyển biến rõ riệt trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.

Con tôm và cá tra là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản. Nhưng sau thời gian dài phát triển liên tục, đến năm 2012, cả 2 mặt hàng này đều không đạt kế hoạch, dẫn đến hậu quả kim ngạch thủy sản xuất khẩu chỉ đạt 6,1 tỷ USD thay vì 6,5 tỷ USD như kế hoạch đề ra.

Hiện môi trường nước nhiều vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên chưa ổn định, có vùng môi trường nước bất lợi cho thủy sản nuôi. Tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi đang diễn biến phức tạp, người nuôi cần tăng cường chăm sóc các đối tượng thủy sản nuôi.

UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương dành ra 285 triệu đồng mua 350.000 liều vắc-xin, dụng cụ tiêm, vật tư… để tiêm phòng miễn phí vắc-xin cúm gia cầm cho đàn vịt của Tánh Linh và Đức Linh.