Quýt Khỏe Nhờ Đạm

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.
Yêu cầu nhiệt độ biến thiên từ 13 - 39 độ C, thích hợp từ 23 - 29 độ C, đưới 13 độ C cây ngừng sinh trưởng và dưới 5 độ C cây chết.
Điều kiện khí hậu như nhiệt độ, ánh sáng và đất đai ở vùng ĐBSCL phù hợp cho việc phát triển trồng quýt đường và thường cho trái chín sớm, có vị ngọt và thơm. Tuy nhiên, cần chú ý bón phân đúng kỹ thuật để làm tăng năng suất và chất lượng trái.
Phân bón và cách bón phân: Phân đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng trái hơn bất cứ yếu tố phân bón khác. Gia tăng bón đạm làm tăng số lá, chiều dài chồi, tổng số diện tích lá và đường kính thân. Phân lân tăng khả năng phát triển rễ, tăng cường hấp thu đạm. Phân kali tăng phẩm chất trái, làm cho trái có vị ngọt và làm cứng cây, tăng khả năng chống chịu điều kiện bất lợi về sâu bệnh và ngoại cảnh…
Ngoài các yếu tố đa lượng như đạm, lân, kali, cây quýt cần nhiều yếu tố trung lượng và vi lượng khác cho nên cần bón bổ sung phân hữu cơ hoặc vi sinh càng nhiều càng tốt và phun các loại phân bón lá được khuyến cáo.
Lượng phân bón (kg/cây) áp dụng theo tuổi cây như sau: Cây từ 1 - 3 năm phân hữu cơ là 20 - 25kg, urea 0,2 - 0,3kg; phân lân 0,5 - 0,7kg, kali 0,2kg. Cây từ 4 - 6 năm phân hữu cơ 25 - 50kg, urea 0,5 - 0,6kg, lân 0,8 - 1,2kg, kali 0,3kg. Cây từ 7 - 8 năm trở lên phân hữu cơ 60 - 90kg, urea 0,8 - 1,0kg, lân 1,2 - 1,5kg, kali 0,5 kg.
Cách bón phân: Đối với cây đang cho quả bón làm 4 lần. Lần 1 thường bón vào tháng 9 - 11 với toàn bộ phân hữu cơ, lân và vôi (nếu có). Lần 2 bón kích thích ra hoa, ra cành non khoảng tháng 1 - 2 với 40% phân urea + 30% lượng kali. Lần 3 bón thúc quả và chống rụng quả vào tháng 5 với 30% lượng urea + 40% lượng kali. Lần 4 bón thúc cành mùa thu vào tháng 7 - 8 để tăng khối lượng quả với 30% urea + 30% lượng kali. Khi quýt đậu quả 10 - 15 ngày có thể phun các loại phân bón lá theo khuyến cáo.
Phương pháp bón: Bón lót: Đào rãnh quanh tán lá sâu 20 - 30cm, rộng 30 - 40cm cho phân hữu cơ, lân và vôi xuống lấp đất lại, ủ rơm rạ lên trên và tưới nước. Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rải phân rồi xới chôn phân xuống dưới và tưới nước cho phân ngấm vào đất.
Có thể bạn quan tâm

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.

Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...