Quýt Hồng Chưng Tết Giá Cao Vẫn Hút Hàng

Do nhu cầu thẩm mỹ và thú chơi cây cảnh của mọi người ngày càng cao, vài năm trở lại đây các nhà vườn ở Lai Vung tỉnh Đồng Tháp đã sáng kiến đưa cây quýt hồng trồng trên chậu phục vụ Tết rất thành công.
Đây là mô hình được nhiều nhà vườn Đồng Tháp áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống quýt được nhà vườn chọn là quýt hồng vì có màu sắc đẹp và lâu rụng quả sau khi chín.
Mỗi năm nhà vườn đầu tư khá nhiều công sức cho vụ quýt Tết. Để trồng được quýt hồng trên chậu, nhà vườn phải chuẩn bị cây con dưới đất từ hơn 1 năm trước. Sau hơn 30 tháng chỉnh sửa chăm sóc mới có được một chậu quýt cảnh hoàn chỉnh. Điều khó khăn nhất là khi cho cây vào chậu, quýt dễ bị chết, vì vậy phải có sự đầu tư chu đáo về cây giống, kỹ thuật mới mang lại hiệu quả.
Hiện nay người dân rất chuộng quýt kiểng trồng trên chậu để chưng Tết, do đó ngành nông nghiệp cũng có hướng phát triển mô hình trồng quýt kiểng cho các nhà vườn, đưa khoa học kỹ thuật vào áp dụng để mang lại hiệu quả cao, nhằm đưa giống quýt hồng đặc sản Lai Vung của tỉnh Đồng Tháp không chỉ có thương hiệu về trái cây ngon mà còn là cây cảnh đẹp.
Theo dự báo của nhà vườn, do thời tiết không thuận lợi, số lượng trồng năm nay ít, nên có khả năng mỗi chậu quýt cảnh tăng từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng so với năm trước. Trung bình một chậu quýt cảnh đẹp có giá 2,5 triệu đến 3 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, năng suất bình quân mỗi công từ 60 - 100kg. Nếu giá ở mức 68.000 đ/kg như hiện nay thì người trồng sẽ lời khoảng 2 triệu/công. Cây é rất thích nắng và khô ráo. Trước khi thu hoạch mà gặp vài đám mưa, năng suất và chất lượng sẽ bị giảm sút.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

Thực ra, gốc gác của những đàn trâu rong giữa rừng núi miền biên ải này vốn dĩ là trâu nhà được chủ thả tự do vào rừng. Đó là tập quán chăn nuôi tự bao đời nay của những người dân các xã nằm sâu trong vùng lõi VQG Vũ Quang.

Có thể nói mai vàng từ lâu đã là một loại hoa truyền thống, là biểu tượng của mùa xuân phương Nam. Từ ý nghĩa và giá trị nhân văn đó mà người người đều thích chưng mai trong ngày tết. Đó cũng là cơ hội tốt nhất cho các nhà vườn giới thiệu những đặc sản tết của mình.