Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quýt Hồng Chưng Tết Giá Cao Vẫn Hút Hàng

Quýt Hồng Chưng Tết Giá Cao Vẫn Hút Hàng
Ngày đăng: 18/12/2013

Do nhu cầu thẩm mỹ và thú chơi cây cảnh của mọi người ngày càng cao, vài năm trở lại đây các nhà vườn ở Lai Vung tỉnh Đồng Tháp đã sáng kiến đưa cây quýt hồng trồng trên chậu phục vụ Tết rất thành công.

Đây là mô hình được nhiều nhà vườn Đồng Tháp áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống quýt được nhà vườn chọn là quýt hồng vì có màu sắc đẹp và lâu rụng quả sau khi chín.

Mỗi năm nhà vườn đầu tư khá nhiều công sức cho vụ quýt Tết. Để trồng được quýt hồng trên chậu, nhà vườn phải chuẩn bị cây con dưới đất từ hơn 1 năm trước. Sau hơn 30 tháng chỉnh sửa chăm sóc mới có được một chậu quýt cảnh hoàn chỉnh. Điều khó khăn nhất là khi cho cây vào chậu, quýt dễ bị chết, vì vậy phải có sự đầu tư chu đáo về cây giống, kỹ thuật mới mang lại hiệu quả.

Hiện nay người dân rất chuộng quýt kiểng trồng trên chậu để chưng Tết, do đó ngành nông nghiệp cũng có hướng phát triển mô hình trồng quýt kiểng cho các nhà vườn, đưa khoa học kỹ thuật vào áp dụng để mang lại hiệu quả cao, nhằm đưa giống quýt hồng đặc sản Lai Vung của tỉnh Đồng Tháp không chỉ có thương hiệu về trái cây ngon mà còn là cây cảnh đẹp.

Theo dự báo của nhà vườn, do thời tiết không thuận lợi, số lượng trồng năm nay ít, nên có khả năng mỗi chậu quýt cảnh tăng từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng so với năm trước. Trung bình một chậu quýt cảnh đẹp có giá 2,5 triệu đến 3 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Không những vậy, mỗi năm anh còn giúp đỡ hàng trăm hộ có công ăn việc làm, có thu nhập...

27/09/2016
Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

27/09/2016
Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

27/09/2016
Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn

Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

27/09/2016
Nuôi gà Ai Cập hướng trứng lãi 350 đến 400 triệu đồng mỗi năm Nuôi gà Ai Cập hướng trứng lãi 350 đến 400 triệu đồng mỗi năm

Gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một trong vài hộ đầu tiên tại huyện Vĩnh Bảo nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.

28/09/2016