Quýt Đường Ở Suối Giêng

Vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức (Hàm Tân) có nhiều người dân vùng sông nước miền Tây lên lập nghiệp. Ở đó có những gia đình đã gây dựng cho mình cuộc sống mới ổn định, nhờ trồng cây ăn trái. Vườn quýt đường 600 cây đang thu hoạch của gia đình ông Tô Văn Viễn là một minh chứng cho cách làm hiệu quả.
Những ngày giáp tết, về vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, chúng tôi nhận thấy cảnh tấp nập của bà con nhà vườn đang thu hoạch trái cây bán cho thương lái. Gặp và trò chuyện với chủ vườn Tô Văn Viễn (65 tuổi), mới thấy ý chí và quyết tâm của người đi làm kinh tế ở vùng đất mới nơi đây.
Cũng giống như bao người dân “vùng miệt vườn sông nước”, ông Viễn rời miền đất Kiên Giang về đây lập nghiệp từ năm 2009. Khi mới đến ông mua 1 ha đất để lập vườn. Đầu năm 2010, ông Viễn bàn tính cùng gia đình quyết định đầu tư mua 600 cây quýt đường để trồng trên diện tích đất gần 1 ha. Khi đưa vào trồng gia đình ông cũng không mấy tin tưởng vào hướng đi này.
Nhưng với kinh nghiệm trồng cây ăn trái, cộng với những gia đình đi trước đã có thu nhập cao từ giống cây trồng này, vì thế ông yên tâm đầu tư. Sau hai năm trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn quýt đường phát triển tốt. Bước sang năm thứ ba, vườn quýt đường cho bông đậu trái nhiều, nhưng vì cây còn nhỏ, để trái nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau, vì thế ông Viễn lặt bỏ trái chỉ để mỗi cây một ít trái.
Kết quả, khi thu hoạch mùa trái năm đầu tiên được hơn 2 tấn, bán giá 20.000 đồng/kg, ông thu hơn 40 triệu đồng. Nguồn thu này so với vốn đầu tư trồng, chăm sóc trong 3 năm chưa thấm vào đâu, nhưng bước đầu nhận thấy cây quýt đường thích hợp để phát triển ở vùng đất này.
Nhờ thời tiết khá ổn định, cộng với kinh nghiệm chăm sóc, bón phân, tưới nước, tỉa cành đúng kỹ thuật giúp cây phát triển mạnh. “Hiện vườn quýt đường 600 cây bước sang năm thứ 4, đang cho trái xum xuê. Những ngày qua thương lái mua với giá từ 23.000 - 25.000 đồng/kg. Theo ước tính đợt trái này thu hoạch đến tết âm lịch là xong, ước đạt khoảng 20 tấn. Với giá ổn định như hiện nay sẽ thu khoảng 460 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 250 triệu đồng” - ông Tô Văn Viễn cho biết.
Theo tính toán của ông Viễn cùng một số gia đình đang áp dụng trồng quýt đường ở vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức, trung bình 1 ha đất trồng khoảng 600 cây quýt đường, vốn đầu tư từ khi trồng đến khi cây cho trái (tức cây quýt đường trồng được 4 năm) gần 300 triệu đồng.
Hiện trên địa bàn thôn Suối Giêng nói riêng và xã Tân Đức nói chung đã phát triển trên 30 ha cây quýt đường. Đa số diện tích quýt đường đã bước sang năm thứ 4 trở lên và đã cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác như nhãn, xoài, ông Đào Văn Cầu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Đức cho biết.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn về việc cấp kinh phí bổ sung gần 10 tỷ đồng cho 5 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và Tháp Mười nhằm hỗ trợ các khoản chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân có diện tích lúa đông xuân 2013-2014 bị dịch muỗi hành gây hại.

Gần 90% nông dân trồng khoai phải đi mua dây khoai lang giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau. Điều này đã làm cho nhiều giống khoai bị thoái hóa, năng suất và chất lượng đạt thấp.

13 hộ trong THT nuôi cá lóc ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn hết sức phấn khởi vì sản phẩm của họ đã được bao tiêu thu mua ổn định. Trung bình mỗi ngày, THT giao cho siêu thị Metro tại TP Cần Thơ khoảng 200 kg, tuy không nhiều so với sản lượng cả tổ đã nuôi được, nhưng nhờ giá cả ổn định ở mức khá, và có hợp đồng lâu dài nên bà con yên tâm sản xuất.

Mùa bắt tôm hùm giống đã vào chính vụ từ hơn 2 tháng nay, nhưng lượng tôm giống bắt được ít hơn so với mọi năm. Việc khan hiếm tôm hùm giống không chỉ là nỗi buồn của những ngư dân làm nghề săn tôm hùm giống, mà còn gây không ít khó khăn cho những người nuôi loài đặc sản này…

Với giá bán hiện nay, được khoảng 24 triệu đồng. Nếu trừ chi phí: giống, tiền cày, tiền công thu hoạch, máy bung bắp... hết 13 triệu đồng thì số còn lại xem như đủ tiền công của hai vợ chồng làm gần 4 tháng. Điều may cho anh Ngọc là đất của anh được miễn 100% thủy lợi phí nên chưa tới phải lỗ trong vụ bắp này.