Quýt Đường Ở Suối Giêng

Vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức (Hàm Tân) có nhiều người dân vùng sông nước miền Tây lên lập nghiệp. Ở đó có những gia đình đã gây dựng cho mình cuộc sống mới ổn định, nhờ trồng cây ăn trái. Vườn quýt đường 600 cây đang thu hoạch của gia đình ông Tô Văn Viễn là một minh chứng cho cách làm hiệu quả.
Những ngày giáp tết, về vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, chúng tôi nhận thấy cảnh tấp nập của bà con nhà vườn đang thu hoạch trái cây bán cho thương lái. Gặp và trò chuyện với chủ vườn Tô Văn Viễn (65 tuổi), mới thấy ý chí và quyết tâm của người đi làm kinh tế ở vùng đất mới nơi đây.
Cũng giống như bao người dân “vùng miệt vườn sông nước”, ông Viễn rời miền đất Kiên Giang về đây lập nghiệp từ năm 2009. Khi mới đến ông mua 1 ha đất để lập vườn. Đầu năm 2010, ông Viễn bàn tính cùng gia đình quyết định đầu tư mua 600 cây quýt đường để trồng trên diện tích đất gần 1 ha. Khi đưa vào trồng gia đình ông cũng không mấy tin tưởng vào hướng đi này.
Nhưng với kinh nghiệm trồng cây ăn trái, cộng với những gia đình đi trước đã có thu nhập cao từ giống cây trồng này, vì thế ông yên tâm đầu tư. Sau hai năm trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn quýt đường phát triển tốt. Bước sang năm thứ ba, vườn quýt đường cho bông đậu trái nhiều, nhưng vì cây còn nhỏ, để trái nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau, vì thế ông Viễn lặt bỏ trái chỉ để mỗi cây một ít trái.
Kết quả, khi thu hoạch mùa trái năm đầu tiên được hơn 2 tấn, bán giá 20.000 đồng/kg, ông thu hơn 40 triệu đồng. Nguồn thu này so với vốn đầu tư trồng, chăm sóc trong 3 năm chưa thấm vào đâu, nhưng bước đầu nhận thấy cây quýt đường thích hợp để phát triển ở vùng đất này.
Nhờ thời tiết khá ổn định, cộng với kinh nghiệm chăm sóc, bón phân, tưới nước, tỉa cành đúng kỹ thuật giúp cây phát triển mạnh. “Hiện vườn quýt đường 600 cây bước sang năm thứ 4, đang cho trái xum xuê. Những ngày qua thương lái mua với giá từ 23.000 - 25.000 đồng/kg. Theo ước tính đợt trái này thu hoạch đến tết âm lịch là xong, ước đạt khoảng 20 tấn. Với giá ổn định như hiện nay sẽ thu khoảng 460 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 250 triệu đồng” - ông Tô Văn Viễn cho biết.
Theo tính toán của ông Viễn cùng một số gia đình đang áp dụng trồng quýt đường ở vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức, trung bình 1 ha đất trồng khoảng 600 cây quýt đường, vốn đầu tư từ khi trồng đến khi cây cho trái (tức cây quýt đường trồng được 4 năm) gần 300 triệu đồng.
Hiện trên địa bàn thôn Suối Giêng nói riêng và xã Tân Đức nói chung đã phát triển trên 30 ha cây quýt đường. Đa số diện tích quýt đường đã bước sang năm thứ 4 trở lên và đã cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác như nhãn, xoài, ông Đào Văn Cầu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Đức cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 29/7, UBND huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã tổ chức hội nghị công bố chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Thanh long ruột đỏ Lập Thạch".

Theo báo cáo của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,lượng đường còn tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15-7 là 300.180 tấn,thấp hơn cùng kỳ năm trước 157.710 tấn.

Hàng nghìn hộ nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên đang rất lo lắng do giá tôm hùm thương phẩm giảm mạnh. Nếu giữa tháng Năm vừa qua, tôm hùm loại 1 trọng lượng từ 1kg trở lên có giá bán 1,8 triệu đồng/kg thì hiện nay giá chỉ còn 1,27 triệu đồng/kg.

Bước vào vụ ngô năm nay, nông dân Quản Bạ rất phấn khởi khi những cánh đồng ngô trải dài khắp thung lũng đều được mùa. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích ngô vụ này trồng được 5.045ha, đạt 84% kế hoạch. Trong đó, ngô lai có diện tích là 2.733ha gồm các giống NK4300, NK 54, NK 66, CP989, CP 999...

Ngày 28.7, huyện Quang Bình phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình tổ chức Lễ khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình tại thôn Nà Tho, xã Tân Bắc. Đến dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh, các đồng chí lãnh đạo huyện; cùng đông đảo nhân dân trong địa bàn.