Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.
Qua khảo sát, đoàn đã nắm được tình hình khó khăn của trái quýt đường hiện nay đang bị hiện tượng đỏ đít và đỏ mầu dẫn đến chất lượng trái kém, dễ bị rụng, làm giảm năng suất. Hơn nữa, thương hiệu quýt đường Long Trị đang bị ảnh hưởng xấu vì có một số hộ dân thấy lợi trước mắt mà mua cây giống trôi nổi, thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, sản xuất ra trái quýt kém chất lượng.
Theo ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, tới đây các sở, ngành sẽ mời nhà khoa học đến theo dõi và trực tiếp hỗ trợ HTX quýt đường Long Trị về kỹ thuật, xây dựng trại sản xuất giống để HTX sản xuất cây giống đầu dòng chất lượng cung cấp cho người dân địa phương, góp phần giữ gìn và phát triển thương hiệu quýt đường Long Trị.
Trước đó, HTX cam xoàn Phương Phú, ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp cũng được đoàn chọn để hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và sản xuất theo chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.

Các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống sắn mới, có năng suất cao, cùng khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, để trồng đại trà ở Tây Nguyên.

Vừa qua, nhiều hộ dân ở xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) đã bị khoảng 10 đối tượng từ vùng khác tới hành hung, phá hoại hoa màu trồng trên nương rẫy gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân địa phương.

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 - 31 độ C và ẩm độ 80 - 90%, bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa đòng - trỗ.

Thông tin từ Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỷ USD. Con số này giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014.