Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.
Qua khảo sát, đoàn đã nắm được tình hình khó khăn của trái quýt đường hiện nay đang bị hiện tượng đỏ đít và đỏ mầu dẫn đến chất lượng trái kém, dễ bị rụng, làm giảm năng suất. Hơn nữa, thương hiệu quýt đường Long Trị đang bị ảnh hưởng xấu vì có một số hộ dân thấy lợi trước mắt mà mua cây giống trôi nổi, thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, sản xuất ra trái quýt kém chất lượng.
Theo ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, tới đây các sở, ngành sẽ mời nhà khoa học đến theo dõi và trực tiếp hỗ trợ HTX quýt đường Long Trị về kỹ thuật, xây dựng trại sản xuất giống để HTX sản xuất cây giống đầu dòng chất lượng cung cấp cho người dân địa phương, góp phần giữ gìn và phát triển thương hiệu quýt đường Long Trị.
Trước đó, HTX cam xoàn Phương Phú, ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp cũng được đoàn chọn để hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và sản xuất theo chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, tỉnh Bình Định đã có 31.762 lượt hộ nông dân được vay vốn đầu tư phát triển SX, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển càng ngành nghề truyền thống...

Theo Sở NN-PTNT Bạc Liêu, hiện toàn tỉnh đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 84% khâu thu hoạch lúa.

Các hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới cho 7,3 triệu ha đất gieo trồng lúa, 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp...

Trong kỳ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trừ các bệnh: chết cây con, thán thư, đốm lá

Nhắc tới Sơn La, người ta hình dung tới núi rừng. Có câu, đừng “chở củi về rừng”, thế nhưng nhiều bản làng ở Sơn La bây giờ, thực tế lại khác xa...