Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Những năm qua, Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn là một trong những huyện đi đầu về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, khuyến khích người dân mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Nguyễn Viết Hoàn (thôn Ðức Chính, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) cho thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm.
Thực tế cho thấy, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã đưa sản xuất, chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tạo ra các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, vật nuôi phát triển khỏe mạnh, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Trang trại của anh Nguyễn Viết Hoàn (thôn Ðức Chính, xã Quỳnh Thọ) được quy hoạch khoa học, nuôi hơn 100 con lợn siêu nạc kết hợp nuôi 7.000 con gà ri lai thương phẩm, ngoài ra anh còn đào hơn 7 sào ao thả nuôi các giống cá truyền thống, tận dụng mặt nước nuôi hơn 1.000 con vịt thịt. Cùng với chăn nuôi, anh Hoàn còn kinh doanh thêm cám gia súc để có thêm thu nhập.
Hiện tại, trang trại của anh có 3 lao động làm việc thường xuyên, thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu của trang trại từ 1,8 - 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng.
Không chỉ gia đình anh Hoàn vươn lên làm giàu từ kinh tế trang trại, trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ còn nhiều hộ gia đình khác có đời sống sung túc, đủ đầy nhờ chăn nuôi theo mô hình này. Ðiển hình như trang trại của ông Vũ Ðức Xuân (xã Quỳnh Minh), ông Bùi Hữu Sỹ (xã An Vinh), ông Nguyễn Quốc Toản, ông Phạm Văn Tải (xã Quỳnh Hội), ông Ðặng Xuân Chính (xã Quỳnh Hoa)...
Ðể thúc đẩy kinh tế trang trại, gia trại ngày càng phát triển sâu rộng, Quỳnh Phụ đã tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thú y cơ sở, chỉ đạo mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại, gia trại được vay các nguồn vốn ưu đãi, tăng cường công tác quản lý nhà nước về con giống, thức ăn chăn nuôi để động viên người dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát hoạt động giết mổ, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, giám sát tới tận người chăn nuôi để xử lý nhanh khi có dịch bệnh xảy ra.
Bên cạnh những thành công, sản xuất, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại ở Quỳnh Phụ vẫn còn đó những hạn chế, khó khăn cần giải quyết, nhất là vấn đề về nguồn vốn cũng như bài toán đầu ra cho sản phẩm. Ðể giải quyết triệt để hạn chế, khắc phục khó khăn, huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại.
Ðồng thời chú trọng đầu tư hỗ trợ đối với các loại hình kinh tế trang trại theo Quyết định số 50/2014/QÐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 và đẩy mạnh hoạt động của các trang trại theo hướng dẫn của Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đến cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đều nắm rõ quy định của Bộ Nông nghiệp- PTNT cấm nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) nước ngọt nhưng hiện tình hình nuôi tôm TCT trái phép trên địa bàn tỉnh chưa chấm dứt triệt để- nhất là 2 huyện Vũng Liêm, Tam Bình.

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.

Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.
Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, nuôi cá lồng bè phát triển ổn định cả sản lượng và giá cả, trong khi nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.