Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỳnh Nhai (Sơn La) Đất Ít, Vẫn Thu Nhập Khá

Quỳnh Nhai (Sơn La) Đất Ít, Vẫn Thu Nhập Khá
Ngày đăng: 20/06/2014

“Đất sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp trong khi yêu cầu thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đòi hỏi địa phương phải cấp bách tìm được những nguồn thu cao và ổn định” - ông Nguyễn Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ.

Tạo “mũi nhọn kinh tế”

Quỳnh Nhai là địa bàn trọng điểm về di dân tái định cư làm lòng hồ Thuỷ điện Sơn La nên diện tích đất sản xuất của huyện đang ngày càng trở nên eo hẹp. Để giải bài toán nâng cao thu nhập cho dân này, huyện Quỳnh Nhai đã tiến hành song song nhiều giải pháp, vừa bảo đảm thu nhập trước mắt, vừa tạo mũi nhọn phát triển kinh tế lâu dài có hiệu quả cao.

Ông Thu cho hay: “Bằng nhiều nguồn vốn như 30a, tái định cư… chỉ trong 5 tháng đầu năm nay chúng tôi đã tổ chức được hàng chục lớp tập huấn khuyến nông, hội thảo cho hàng ngàn lượt nông dân trong huyện về các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Huyện cũng phê duyệt, triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ khuyến nông tại 63 khu, điểm tái định cư với mức kinh phí hàng chục tỷ đồng”.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình khuyến nông với loại hình sản xuất cây ngắn ngày để giải quyết thu nhập thường xuyên được triển khai như: Mô hình cánh đồng mẫu 300ha về sắn cao sản, 103ha ngô lai, ngô nếp VN2,… Huyện cũng đã lập 96 phương án hỗ trợ phát triển chăn nuôi dê, lợn cho 1.352 hộ ở 69 bản nhiều khó khăn trong huyện; hỗ trợ phân bón, cỏ giống, gà, vịt,… và hơn 200 mô hình cá lồng ở những xã vùng hồ.

Khuyến khích chăn nuôi

Sau mấy năm thực hiện di dân tái định cư thủy điện Sơn La, cuộc sống của người dân Quỳnh Nhai hôm nay đã có sự ổn định và khởi sắc. Những bản làng mới được lập nên với những mái nhà ngói, nhà xây, nhà sàn cột kê vững chãi bên bờ hồ nước trong xanh hay những vườn cây trái xum xuê.

Anh Lò Văn Toán cho biết: “Tuy chưa có nhiều vốn để chăn nuôi lớn tới cả chục con trâu, bò như một số hộ khác ở xã này nhưng tin là sang năm 2015, gia đình tôi sẽ thoát được hộ nghèo”.

Anh Lò Văn Toán (25 tuổi, ở bản Huổi Cuội, xã Chiềng Bằng) tâm sự: “Hiện giờ nhà tôi mới nuôi 1 cặp bò, 6 con dê, 2 con lợn nái và mấy chục mái gà, vịt. Nuôi con gà, vịt là để thêm thu nhập hàng ngày vì đất ngô, lúa rất ít.

Sang năm, đàn gia súc này sẽ được nhân lên số lượng lớn hơn gấp 2 lần vì 2 con bò và mấy con dê đều sắp đẻ cả rồi. Vì thế tôi phải trồng thêm cỏ voi và chuối để lấy thức ăn chăn nuôi. Cuối năm sau sẽ bán bớt một số gia súc để đóng mới 1 chiếc thuyền sắt lớn làm phương tiện khai thác thuỷ sản trên lòng hồ”.

Nhờ có chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển chăn nuôi hợp lý nên đàn gia súc, gia cầm của huyện Quỳnh Nhai tăng mạnh trong 2 năm nay. Hiện tổng đàn đã có hơn 11.400 con trâu, gần 12.000 con bò, trên 14.200 con dê, gần 37.000 con lợn trên 2 tháng tuổi và hàng trăm ngàn gia cầm các loại.

Huyện cũng đang tập trung tuyên truyền bà con nông dân tích cực tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi và xử lý tốt chuồng trại, tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ để đản bảo an toàn dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng! Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

11/11/2014
Quản Lý Thức Ăn Yếu Tố Quan Trọng Cho Vụ Nuôi Tôm Thành Công Quản Lý Thức Ăn Yếu Tố Quan Trọng Cho Vụ Nuôi Tôm Thành Công

Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

11/11/2014
Phát Triển Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng Công Nghệ Cao Phát Triển Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng Công Nghệ Cao

Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).

11/11/2014
“Thắng Lớn” Khi Đưa Cá Vào Chợ “Thắng Lớn” Khi Đưa Cá Vào Chợ

Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.

11/11/2014
Sản Lượng Tôm Thu Hoạch Tăng 11,6% Sản Lượng Tôm Thu Hoạch Tăng 11,6%

Qua báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch trong 10 tháng năm 2014 đạt 9.594 tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó cá các loại 4.742 tấn, tăng 7,3%; tôm các loại 4.542 tấn, tăng 16,7%; thủy sản khác 310 tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ.

11/11/2014