Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỳnh Nhai (Sơn La) Đất Ít, Vẫn Thu Nhập Khá

Quỳnh Nhai (Sơn La) Đất Ít, Vẫn Thu Nhập Khá
Ngày đăng: 20/06/2014

“Đất sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp trong khi yêu cầu thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đòi hỏi địa phương phải cấp bách tìm được những nguồn thu cao và ổn định” - ông Nguyễn Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ.

Tạo “mũi nhọn kinh tế”

Quỳnh Nhai là địa bàn trọng điểm về di dân tái định cư làm lòng hồ Thuỷ điện Sơn La nên diện tích đất sản xuất của huyện đang ngày càng trở nên eo hẹp. Để giải bài toán nâng cao thu nhập cho dân này, huyện Quỳnh Nhai đã tiến hành song song nhiều giải pháp, vừa bảo đảm thu nhập trước mắt, vừa tạo mũi nhọn phát triển kinh tế lâu dài có hiệu quả cao.

Ông Thu cho hay: “Bằng nhiều nguồn vốn như 30a, tái định cư… chỉ trong 5 tháng đầu năm nay chúng tôi đã tổ chức được hàng chục lớp tập huấn khuyến nông, hội thảo cho hàng ngàn lượt nông dân trong huyện về các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Huyện cũng phê duyệt, triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ khuyến nông tại 63 khu, điểm tái định cư với mức kinh phí hàng chục tỷ đồng”.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình khuyến nông với loại hình sản xuất cây ngắn ngày để giải quyết thu nhập thường xuyên được triển khai như: Mô hình cánh đồng mẫu 300ha về sắn cao sản, 103ha ngô lai, ngô nếp VN2,… Huyện cũng đã lập 96 phương án hỗ trợ phát triển chăn nuôi dê, lợn cho 1.352 hộ ở 69 bản nhiều khó khăn trong huyện; hỗ trợ phân bón, cỏ giống, gà, vịt,… và hơn 200 mô hình cá lồng ở những xã vùng hồ.

Khuyến khích chăn nuôi

Sau mấy năm thực hiện di dân tái định cư thủy điện Sơn La, cuộc sống của người dân Quỳnh Nhai hôm nay đã có sự ổn định và khởi sắc. Những bản làng mới được lập nên với những mái nhà ngói, nhà xây, nhà sàn cột kê vững chãi bên bờ hồ nước trong xanh hay những vườn cây trái xum xuê.

Anh Lò Văn Toán cho biết: “Tuy chưa có nhiều vốn để chăn nuôi lớn tới cả chục con trâu, bò như một số hộ khác ở xã này nhưng tin là sang năm 2015, gia đình tôi sẽ thoát được hộ nghèo”.

Anh Lò Văn Toán (25 tuổi, ở bản Huổi Cuội, xã Chiềng Bằng) tâm sự: “Hiện giờ nhà tôi mới nuôi 1 cặp bò, 6 con dê, 2 con lợn nái và mấy chục mái gà, vịt. Nuôi con gà, vịt là để thêm thu nhập hàng ngày vì đất ngô, lúa rất ít.

Sang năm, đàn gia súc này sẽ được nhân lên số lượng lớn hơn gấp 2 lần vì 2 con bò và mấy con dê đều sắp đẻ cả rồi. Vì thế tôi phải trồng thêm cỏ voi và chuối để lấy thức ăn chăn nuôi. Cuối năm sau sẽ bán bớt một số gia súc để đóng mới 1 chiếc thuyền sắt lớn làm phương tiện khai thác thuỷ sản trên lòng hồ”.

Nhờ có chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển chăn nuôi hợp lý nên đàn gia súc, gia cầm của huyện Quỳnh Nhai tăng mạnh trong 2 năm nay. Hiện tổng đàn đã có hơn 11.400 con trâu, gần 12.000 con bò, trên 14.200 con dê, gần 37.000 con lợn trên 2 tháng tuổi và hàng trăm ngàn gia cầm các loại.

Huyện cũng đang tập trung tuyên truyền bà con nông dân tích cực tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi và xử lý tốt chuồng trại, tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ để đản bảo an toàn dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Tìm đầu ra cho hạt gạo Tìm đầu ra cho hạt gạo

Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

29/06/2015
Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững

Sản xuất rau là nghề truyền thống và thế mạnh của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Qua sản xuất, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong luân canh, xen canh rau màu và việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT) là định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mô hình trồng RAT tại Tứ Xã được triển khai từ năm 2006, đến nay vẫn chưa thực sự có một hướng đi bền vững.

29/06/2015
Liên kết sản xuất lúa giống hàng xóa ở Duy Xuyên nông dân điêu đứng Liên kết sản xuất lúa giống hàng xóa ở Duy Xuyên nông dân điêu đứng

Vụ đông xuân 2014 - 2015, ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa (tỉnh Nghệ An) sản xuất lúa giống hàng hóa trên các cánh đồng mẫu. Thế nhưng, gần 2 tháng trôi qua kể từ khi kết thúc mùa thu hoạch, nhà nông vẫn không thấy doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm như đã cam kết…

29/06/2015
Chậm triển khai Nghị định 67 Chậm triển khai Nghị định 67

Đến thời điểm này mới có 12 trong tổng số 68 chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản (gọi tắt là Nghị định 67) được các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp cận. Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 67?

29/06/2015
Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu

Từ giữa tháng 6/2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có mưa đều trên diện rộng, do đó các địa phương đã và đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu, đảm bảo đến cuối tháng 6/2015 kết thúc gieo trồng…

29/06/2015