Quyết Liệt Dập Các Ổ Dịch Gia Súc, Gia Cầm Ở Hà Nội

Trước diễn biến dịch bệnh gia súc phức tạp ở nhiều địa phương, UBND TP Hà Nội chỉ đạo cấm vận chuyển gia súc, gia cầm từ nơi có dịch ra vào.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3176/UBND-NNNT đôn đốc các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã nghiêm túc triển khai công điện phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn.
Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc Công điện số 09 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố áp dụng các biện pháp quyết liệt dập tắt các ổ dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đầu mối kiểm tra, đôn đốc, triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở phối hợp với chính quyền các cấp, tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho chính quyền các cấp bao vây, khống chế, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Tăng cường năng lực hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của thành phố để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào TP; chuẩn bị đầy đủ vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn.
Bên cạnh đó, Hà Nội thông báo sẽ tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn; phát hiện sớm, bao vây, khống chế kịp thời không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mới đây, Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ cụ thể, trong đó có 6 nội dung sẽ thực hiện trong 2 năm (2014 và 2015) và 2 nội dung được thực hiện hằng năm.

"Khi Trung Quốc ngừng thu mua chắc chắn doanh nghiệp sẽ chết 100%, vì nếu không bị lệ thuộc cũng rơi vào tình trạng bị ép giá không có lãi"- Bầu Đức nói.

Gia đình anh Dương Văn Hòa ngụ ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung thu hoạch lúa xong lấy rơm ủ lấy nấm. Anh Hòa cho biết, vào thời điểm này, diện tích đất thu hẹp do lũ nên có rất ít người trồng nấm. Nhờ đó, nấm rơm bán được giá khá cao, từ 28.000-30.000 đồng/kg.

Sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 43.746 tấn, tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 22.705 tấn, tăng 6,52%; nuôi trồng 21.041 tấn, tăng 7,79%). Các cơ sở sản xuất, dịch vụ giống thủy sản đã sản xuất trên 170 triệu giống thủy sản và dịch vụ 120 triệu giống thủy sản.

Toàn tỉnh hiện còn gần 3.000ha lúa hè thu chưa thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông đã xuống giống. Do đang vào cao điểm của mùa lũ nên nhiều diện tích lúa của tỉnh đang có nguy cơ thiệt hại. Hiện nay, nỗ lực bảo vệ lúa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương.