Quy Trình Trồng Ớt Cay

Ớt cay F1 BM 738 là giống lai F1 của Hàn Quốc có thời gian sinh trưởng 100-120 ngày. Giống phát triển rất khoẻ, ra quả tập trung, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, 25- 30 tấn/ha.
Ươm cây con (ươm cây trên liếp hoặc ươm bầu)
Ươm trên liếp: Đất ươm phải tơi, xốp, nhiều mùn, giữ ẩm tốt. Nên bón thêm vào đất phân chuồng hoai mục, trộn thêm basudin (thuốc diệt sâu kiến), bổ sung thêm tro trấu, mật độ trồng khoảng 25.000 cây/ha (250- 300gr hạt/ha).
Ươm bầu: Bầu làm bằng lá chuối, bao nilon, đục lỗ hoặc trên khay ươm cây con. Đất cho vào bầu gồm 2 phần đất + 1 phần tro trấu + 1 phần phân chuồng hoai + Basudin.
Ngâm hạt: Ngâm trong nước theo tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh (2- 3giờ), vớt ra rửa sạch để ráo, dùng khăn ẩm bọc hạt lại và ủ kín ở chỗ ẩm trong vòng 24 giờ, sau ủ vào túi, giữ đủ ẩm 4 ngày khi hạt nứt nanh thì đem ra gieo. Khi cây con xuất hiện 1- 2 lá thật, nên phun thuốc phòng bệnh như Rovral, Benlat C ở nồng độ 1/1.000. Vào mùa mưa, nên che chắn vườn ươm bằng nilon, đến khi cây được 4- 5 lá thì đem ra trồng.
Làm đất bón phân
Trồng ớt theo luống, mỗi luống rộng 1,2m, cao 15- 20cm, rộng 20cm, trồng 2 hàng, mật độ hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50cm.
Bón phân: Bón bằng phân gà là tốt nhất, 20- 30 tấn/ha; Urê: 280kg/ha, KCl: 300kg/ha, lân: 400kg/ha. Nếu đất hơi chua, bón thêm 0,6- 1 tấn vôi/ha. Bón lót toàn bộ số phân chuồng, lân, vôi, 1/4 kali, 1/4 đạm.
Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ và vun xới tạo môi trường thoáng khí cho rễ cây, trong giai đoạn đầu (10- 20 ngày sau khi trồng) kết hợp bón thúc. Trong giai đoạn cây ra hoa, kết quả phải đảm bảo đủ lượng nước tưới, giữ độ ẩm trung bình 80- 85%.
Có thể bạn quan tâm

Ớt sừng vàng Châu Phi là giống ớt khi chín trái có màu hơi vàng, đỏ tươi chứ không đỏ sẫm như ớt sừng trâu bình thường và đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường với giá khá khả quan

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong SX nông nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân và tận dụng điều kiện thuận lợi của một vùng đất bãi phù sa sông Hồng rộng lớn, vụ ĐX năm nay xã Minh Châu, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây đã đưa nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng. Nhiều giống cây trồng mới như ngô lai, ngô rau bao tử, đậu tương, ớt cay cao sản, cà chua, dưa chuột v.v ...

Bệnh thường gây hại trên trái, nhất là trái non của ớt, dưa leo và mướp. Trái thường bị thối từ chớp trái thối lên, trên vùng thối, bào tử nấm tạo thành lớp mốc xám. Trái bị thối khô tóp lại.

Bà con nông dân ở vùng rẫy Long Hồ và Bình Minh có nhiều kinh nghiệm trong phòng trị các bệnh cho cây ớt- cây có giá trị kinh tế cao trong mùa mưa lũ như hiện nay. Trong mùa này, thủy cấp trong nhiều vùng ở đồng bằng dâng cao do đang vào mùa lũ và ẩm độ trong không khí cũng cao (mưa nhiều xen kẽ với nắng), nên không thích hợp với sự phát triển của cây ớt, vì là loại cây thích đất xốp thông thoáng. Bệnh gây thiệt hại lớn thường gặp trong lúc này của cây ớt là bệnh héo rũ khiến cây chết rất nhanh.

Trên cây ớt, bên cạnh một số đối tượng sâu bệnh hại thường gặp như bệnh thối trái, sương mai, rệp sáp, sâu ăn lá... thì bệnh thán thư (còn gọi là bệnh nổ trái) do nấm Colletotrichum spp. gây nên cũng có những tác hại nghiêm trọng.