Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất.
![]() |
Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ gồm: cây lục bình + rơm rác khoảng 600-700 kg; phân chuồng hoai mục 300-400 kg; supe lân 2 kg; men Trichoderma hoặc BioVAC (men BioVAC có bán tại Hội Làm vườn các địa phương).
Các thành phần trên trộn đều, gom thành đống có đáy 2x2 m, cao 1-1,5 m; tưới nước đủ ẩm, dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều 20-50 g/tấn phân hữu cơ; nếu dùng men BioVAC thì khoảng 0,5 kg/tấn phân hữu cơ. Sau khi trộn đều dùng bạt nilon đậy kín để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo đống ủ, tiếp tục đậy kín. Trung bình ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được.
Ngoài ra, có thể thay supe lân bằng 1% vôi hoặc nước cám gạo (loại cám xấu), nước tiểu... để giúp phân hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ. Cũng có thể kết hợp cây lục bình, thân cây ngô, đậu... với bã thải từ hầm biogas (khoảng 300-400 kg cho 1 tấn phân hữu cơ) và men BioVAC, ủ trong 45 ngày để làm phân hữu cơ vi sinh.
Nếu không tính công thu gom bèo lục bình, phế thải nông nghiệp, bã từ hầm biogas thì bà con chỉ tốn 75.000 đồng mua men BioVAC là đã có 1 tấn phân bón cho cây trồng. Sản phẩm tạo thành là một hỗn hợp tơi xốp, màu đen nâu, có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng phân này bón cho cây trồng có thể giảm 30 - 70% lượng phân hóa học, làm giảm sự thoái hóa đất
Có thể bạn quan tâm

Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng cải tạo ruộng đồng, đầu tư thâm canh để không ngừng tăng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa. Diện tích cây lúa gieo trồng hàng năm của huyện đạt trên 13.500 ha, sản lượng bình quân trên 80.000 tấn, chủ yếu là các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như: Khang Dân, HT1, HC95, Ma Lâm, PC6...