Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất.
![]() |
Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ gồm: cây lục bình + rơm rác khoảng 600-700 kg; phân chuồng hoai mục 300-400 kg; supe lân 2 kg; men Trichoderma hoặc BioVAC (men BioVAC có bán tại Hội Làm vườn các địa phương).
Các thành phần trên trộn đều, gom thành đống có đáy 2x2 m, cao 1-1,5 m; tưới nước đủ ẩm, dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều 20-50 g/tấn phân hữu cơ; nếu dùng men BioVAC thì khoảng 0,5 kg/tấn phân hữu cơ. Sau khi trộn đều dùng bạt nilon đậy kín để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo đống ủ, tiếp tục đậy kín. Trung bình ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được.
Ngoài ra, có thể thay supe lân bằng 1% vôi hoặc nước cám gạo (loại cám xấu), nước tiểu... để giúp phân hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ. Cũng có thể kết hợp cây lục bình, thân cây ngô, đậu... với bã thải từ hầm biogas (khoảng 300-400 kg cho 1 tấn phân hữu cơ) và men BioVAC, ủ trong 45 ngày để làm phân hữu cơ vi sinh.
Nếu không tính công thu gom bèo lục bình, phế thải nông nghiệp, bã từ hầm biogas thì bà con chỉ tốn 75.000 đồng mua men BioVAC là đã có 1 tấn phân bón cho cây trồng. Sản phẩm tạo thành là một hỗn hợp tơi xốp, màu đen nâu, có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng phân này bón cho cây trồng có thể giảm 30 - 70% lượng phân hóa học, làm giảm sự thoái hóa đất
Có thể bạn quan tâm

Giá bán hiện nay khoảng 18.000 đến 20.000 đồng/1 kg cho thương lái mua phơi khô. Đầu năm mới, trúng mùa ruốc đỏ đem lại niềm vui cho bà con ngư dân địa phương.

Nếu như các năm trước, cá ngừ có mức tăng trưởng kim ngạch cao nhất trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu, thì năm 2013 lại bị giảm đến hơn phân nửa. Cá ngừ - mặt hàng thế mạnh trong xuất khẩu của thủy sản Khánh Hòa đang gặp khó khăn và rất cần một hướng đi mới.

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn được xem là đầu mối cung cấp thịt heo chủ lực cho thị trường TP.HCM với hơn chục triệu dân với cách giao dịch khá hiện đại.

Tin từ Chi cục Thú y Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh có 178 trang trại được Cục Thú y cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó có 94 trại gà và 84 trang trại nuôi heo. Các trang trại được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đa số là sản xuất giống heo, gà và nuôi gà đẻ trứng.

Những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ 2014, người dân chăn nuôi đàn hươu sao ở huyện miền núi Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh phấn khởi vì đã được mùa lộc nhung hươu