Trang chủ / Cây ăn trái / Xoài

Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Xoài

Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Xoài
Ngày đăng: 20/12/2011

Nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo quản - chế biến rau quả và khoa Công nghệ thực phẩm (ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) vừa xây dựng thành công quy trình chế biến các sản phẩm từ xoài. Công nghệ này đã được tặng Huy chương vàng tại Techmart Vietnam 2003.

Chế biến xoài sấy

Quy mô xưởng sấy từ 150 - 250kg nguyên liệu. Xoài được ủ ở nồng độ CaC2 (khí đá) 1%, thời gian ủ 36 giờ.

Xoài được rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát, rồi xử lý ở nhiệt độ 80 - 900C trong 5 - 9 phút. Các miếng xoài được ngâm trong dung dịch nước đường có nồng độ 40 - 50%, thời gian ngâm 18 - 20 giờ. Sau đó xoài được rửa lại bằng nước ấm trước khi đem ra khay sấy. Nhiệt độ sấy 50 - 600C và sấy trong 14 -18 giờ. Sản phẩm phải có độ ẩm 16 -18%.

Chi phí đầu tư cho thiết bị này khoảng 160 triệu đồng.

Chế biến nước xoài

Nước đường (phụ phẩm sau chế biến xoài sấy) được phối chế với 20% bột xoài và nước ngâm dứa, bổ sung thêm 0,3 - ,5% acid citric. Sau khi được phối chế,dung dịch được bổ sung chất ổn định và được đồng hóa (10 phút) để tránh hiện tượng tách lớp. Dung dịch được bài khí bằng cách đun nóng trước khi rót chai ghép nắp và thanh trùng ở nhiệt độ 1000C trong 15 phút. Sản phẩm nước có mầu vàng tươi, mùi thơm tự nhiên...

Chi phí đầu tư cho quy trình này khoảng 60 triệu đồng.

Chế biến giấm xoài

Dung dịch nước đường trong chế biến xoài sấy được xử lý nhiệt trước khi phối chế với nước theo tỷ lệ 1/3, có bổ sung rượu. Hỗn hợp này được bơm vào thiết bị lên men liên tục, có sục khí nhằm cung cấp oxy cho hệ vi sinh vật thuần khiết đã được phân lập và được cấy trên giá thể xốp đặt trong thiết bị. Thời gian lên men là 7 - 10 ngày (ngắn hơn thời gian lên men thông thường 3 lần), độ chua của giấm là 5 - 6%. Giấm có độ trong cao, màu vàng nhạt, thoảng hương thơm trái cây.


Có thể bạn quan tâm

Cẩn Trọng Với Bệnh Thán Thư Hại Xoài Cẩn Trọng Với Bệnh Thán Thư Hại Xoài

Thán thư là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây xoài. Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, các gié hoa, cành hoa, quả non và quả già.

31/07/2013
Cẩn Trọng Với Bệnh Thán Thư Hại Xoài Cẩn Trọng Với Bệnh Thán Thư Hại Xoài

Thán thư là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây xoài. Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, các gié hoa, cành hoa, quả non và quả già.

31/07/2013
Kỹ Thuật Trồng Xoài Vân Du XPH11 Kỹ Thuật Trồng Xoài Vân Du XPH11

Viện Khoa kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) giới thiệu và khuyến cáo bà con nông dân, đặc biệt là các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đưa giống xoài Vân Du XPH11 vào trồng trong cơ cấu cải tạo vườn tạp nhằm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống.

08/08/2013
Bệnh Thán Thư Hại Xoài Bệnh Thán Thư Hại Xoài

Bệnh thán thư là bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên xoài nhất là trên các vườn ít được chăm sóc. Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm gây hại chính trên những phần non của cây như chồi, lá, cành non, bông và trái.

17/08/2013
Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài

Xoài là cây ăn trái nhiệt đới, thích hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ từ 24-27oC, lượng mưa thích hợp <1.500mm. Xoài cũng có thể trồng và phát triển bình thường trên nhiều loại đất khác nhau, như đất hơi phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng nếu được chăm sóc tốt.

22/08/2013