Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ

Mặc dù, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có bước phát triển, nhưng hiện nay, Cà Mau vẫn phải nhập gia súc, gia cầm từ địa phương khác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.
Trong định hướng phát triển, Cà Mau chủ trương sẽ hỗ trợ công tác đào tạo, đầu tư chuồng trại, cung cấp con giống bảo đảm chất lượng.
Hộ dân tổ chức phát triển đàn gia súc, gia cầm phải đăng ký với cơ quan chức năng để hưởng lợi từ chính sách, thực hiện nghĩa vụ bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiêm phòng và vệ sinh môi trường.
Quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu theo nông hộ là thực trạng đáng quan tâm đối với ngành chăn nuôi của tỉnh Cà Mau hiện nay.
Trên địa bàn tỉnh mới chỉ hình thành được 18 trại chăn nuôi gia súc tập trung, chưa có trại chăn nuôi gia cầm tập trung nào.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.

Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi héc-ta lúa trong cánh đồng mẫu lớn có năng suất cao hơn từ 15 - 20% so với diện tích ngoài mô hình này; ngoài ra cánh đồng mẫu lớn còn giúp tạo ra các vùng lúa đặc thù phục vụ xuất khẩu gạo cao cấp.