Quy hoạch vùng nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Cụ thể, tổng diện tích quy hoạch vùng nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 2.000ha, tổng sản lượng chế biến năm 2020 đạt 250.000 tấn, giá trị sản lượng là 16.900 tỷ đồng. Trong đó, Tam Nông, Thanh Bình và huyện Cao Lãnh là những địa phương có diện tích thả nuôi nhiều của tỉnh (trên 1.000ha).
Theo quy hoạch, toàn tỉnh sẽ xóa 696ha vùng nuôi không đạt theo yêu cầu. Trong đó xóa 648ha vùng nuôi trong quy hoạch nhưng chưa đào ao và 47,7ha nuôi ngoài quy hoạch, đồng thời đề nghị bổ sung 1.227ha ao nuôi. Với dự thảo, đa số các địa phương đều thống nhất, riêng huyện Tam Nông, Thanh Bình đề nghị được tăng thêm diện tích.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch, thẩm định lại các trình tự, thủ tục quy định để trình UBND tỉnh xem xét.
Riêng vùng nuôi đề nghị bổ sung cần kiểm tra lại, nếu cần thiết phải đưa vào quy hoạch nhưng phải có cam kết của người nuôi về lộ trình hoàn thiện các tiêu chí quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.

Sau gần 1 năm triển khai, mô hình trồng gấc lai trên đất vườn đồi ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã khẳng định được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hơn nữa giá trị cây gấc ở đây đang còn nhiều vấn đê đặt ra.

Ở phường 12 được xem là vùng nguyên liệu chính của atisô Đà Lạt, nhiều thời điểm nông dân phải phá bỏ loại cây trồng này với diện tích lớn (có thời điểm phá bỏ hơn 20ha) để trồng các loại cây trồng khác vì giá atisô xuống quá thấp”.

Trên những đồi sắn, các hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân ai cũng mừng.