Quy hoạch vùng nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Cụ thể, tổng diện tích quy hoạch vùng nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 2.000ha, tổng sản lượng chế biến năm 2020 đạt 250.000 tấn, giá trị sản lượng là 16.900 tỷ đồng. Trong đó, Tam Nông, Thanh Bình và huyện Cao Lãnh là những địa phương có diện tích thả nuôi nhiều của tỉnh (trên 1.000ha).
Theo quy hoạch, toàn tỉnh sẽ xóa 696ha vùng nuôi không đạt theo yêu cầu. Trong đó xóa 648ha vùng nuôi trong quy hoạch nhưng chưa đào ao và 47,7ha nuôi ngoài quy hoạch, đồng thời đề nghị bổ sung 1.227ha ao nuôi. Với dự thảo, đa số các địa phương đều thống nhất, riêng huyện Tam Nông, Thanh Bình đề nghị được tăng thêm diện tích.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch, thẩm định lại các trình tự, thủ tục quy định để trình UBND tỉnh xem xét.
Riêng vùng nuôi đề nghị bổ sung cần kiểm tra lại, nếu cần thiết phải đưa vào quy hoạch nhưng phải có cam kết của người nuôi về lộ trình hoàn thiện các tiêu chí quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).

Chưa năm nào người nuôi tôm lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay. Chọn nuôi con tôm thẻ hay con tôm sú? Đó là vấn đề thật sự làm nhiều người đau đầu. Nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì quá liều lĩnh, vì đây là đối tượng nuôi mới và mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều.

Ngày 12.6, Hội ND huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cách bẫy, bắt chuột hiệu quả trên đồng ruộng với loại bẫy cải tiến cho 150 cán bộ cơ sở hội.

Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.

Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.