Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Cho Công Nghiệp Chế Biến Chưa Gắn Kết Lợi Ích

Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Cho Công Nghiệp Chế Biến Chưa Gắn Kết Lợi Ích
Ngày đăng: 25/11/2014

Từ khâu quy hoạch (QH) đến khâu thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… chưa được thực hiện theo chuỗi giá trị. Đó là thực tế trong phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Mía, cao su không đạt quy hoạch

Quy hoạch vùng mía tập trung đến năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt diện tích ổn định khoảng 9.000ha, sản lượng mía cây đạt 600-700 nghìn tấn/năm. Thế nhưng dù từng là vùng đất mía, diện tích QH mía của tỉnh không những không đạt mà còn giảm.

Dù có nhiều nhà máy chế biến mì trên địa bàn, nhưng thu nhập của người trồng mì vẫn bấp bênh.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, diện tích mía trên địa bàn tỉnh luôn biến động giảm qua các năm. Đến niên vụ 2013-2014 chỉ còn trên 5.070ha, so với QH chỉ đạt 56,4%. Năng suất mía đạt 51 tấn/ha, đạt 78,5%; sản lượng đạt trên 258 nghìn tấn, đạt 43,1% QH. Trong số những nguyên nhân khiến QH vùng nguyên liệu mía chưa đạt có nguyên nhân doanh nghiệp chế biến đường và nông dân còn “lấn cấn” ở một số khâu, phương thức thu mua và giá cả thiếu linh hoạt, đồng thời chưa tạo động lực khuyến khích nông dân phát triển trồng mía.

Trong khi đó, QH cây cao su đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 được UBND tỉnh thỏa thuận với diện tích 2.866ha, trong đó cao su quốc doanh 2.131ha, cao su tiểu điền 735 ha. Dù vậy, đến nay tổng diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh mới đạt 1.231ha, bằng 42,95% QH. Diện tích cao su đang khai thác mủ chỉ có trên 500ha, sản lượng đạt 416 tấn. Nguyên nhân chính được lý giải là hiện tại Quảng Ngãi chưa có nhà máy chế biến cao su nên cao su tiểu điền gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm mủ thô (chủ yếu bán sản phẩm cho tư thương với giá cả bấp bênh). Đó là nguyên nhân khiến họ chưa mặn mà trong việc phát triển trồng cây cao su.

Người trồng mì vẫn long đong

Hiện nay, diện tích mì trên địa bàn tỉnh khoảng 18.000ha. Con số này “rất đẹp” nếu chiếu theo QH phát triển vùng mì nguyên liệu bền vững tỉnh Quảng Ngãi cho Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất.

Theo QH giai đoạn 2011-2020, để có vùng nguyên liệu tập trung nhằm bảo đảm cung cấp ổn định 100% nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy này, UBND tỉnh thỏa thuận QH tổng diện tích hơn 16.700ha. Thế nhưng, đến nay các bên vẫn chưa xây dựng chuỗi liên kết, tạo sự gắn kết hữu cơ giữa người dân trồng mì và nhà máy sản xuất ethanol. Hiện tại Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung mới phối hợp với huyện Bình Sơn và Sở NN&PTNT Quảng Ngãi triển khai thí điểm phát triển vùng mì nguyên liệu giai đoạn 1 khoảng 1.400ha, chưa bằng 10% so với QH.

Với công suất thiết kế 100 triệu lít/năm, sử dụng 240 tấn mì lát khô/năm, NM sản xuất Bio-Ethanol Dung Quất là đơn vị tiêu thụ mì lớn nhất trong cả nước (hơn 260.000 tấn củ/năm). Tuy nhiên, dù đã hoàn thành và đưa vào vận hành từ năm 2013, nhưng giữa công nghệ chế biến của NM sản xuất Bio-Ethanol Dung Quất và sản phẩm mỳ của tỉnh phục vụ nhà máy đang có những bất cập. Bởi trong khi người trồng mì tại Quảng Ngãi thường thu hoạch và bán mì tươi, thì nhà máy chỉ thu mua mì lát khô để chế biến.

Theo kế hoạch, Nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất sẽ xây dựng các trạm thu mua, sơ chế mì khô song vì gặp khó khăn nên hạng mục này chưa đầu tư xây dựng. Đấy là lý do mà Nhà máy này phải tìm mua mì khô ở các tỉnh Tây Nguyên. Còn người trồng mì trong tỉnh thì vẫn phải tự bơi là chính.

Phải gắn kết lợi ích

Bất cập lớn nhất hiện nay là chính sách phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến vẫn còn chung chung. Đặc biệt, chưa có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Chẳng hạn với cây mì, không những năng suất thấp (năng suất bình quân chỉ đạt 17-18 tấn/ha, thậm chí ở miền núi chỉ đạt 11-12 tấn/ha) mà giá mì hiện cũng rất bấp bênh, không tạo ra được mối quan hệ cộng sinh giữa doanh nghiệp và người nông dân.

Theo ông Ngô Văn Tươi-Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi thì, với việc Quảng Ngãi chuyển sang sử dụng xăng E5 tạo ra thị trường mới đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến. Nếu thực hiện tốt vùng nguyên liệu phục vụ chế biến thì sẽ không lo thiếu nguyên liệu.

Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công thương) đề xuất, các bên liên quan cần sớm hoàn thiện văn bản đề nghị xây dựng chính sách hỗ trợ cho nông dân để giảm sức ép cạnh tranh nguyên liệu. Đồng thời xây dựng mô hình thí điểm chuỗi liên kết, tạo sự gắn kết hữu cơ giữa người dân và nhà máy sản xuất, cũng như hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Bài toán đặt ra ở đây chính là phải QH các vùng nguyên liệu có năng suất cao, giá thành hạ để doanh nghiệp và nông dân đều có lãi.

Còn trong cuộc làm việc với đoàn khảo sát của HĐND tỉnh, Sở NN&PTNT kiến nghị cần xây dựng quy chế phân công trách nhiệm đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu rõ ràng giữa Nhà nước-Công ty Cổ phần Đường và người trồng mía trong việc thực hiện dự án, chương trình phát triển vùng nguyên liệu. Có như vậy thì việc phát triển vùng nguyên liệu mới đạt QH đề ra.

Nguồn bài viết: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201411/quy-hoach-vung-nguyen-lieu-cho-cong-nghiep-che-bien-chua-gan-ket-loi-ich-2353942/


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

26/11/2014
Vải Lục Ngạn Tìm Đường Sang Nhật Vải Lục Ngạn Tìm Đường Sang Nhật

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.

21/06/2014
Trạm Khuyến Nông Huyện Châu Phú Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò Trạm Khuyến Nông Huyện Châu Phú Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò

Sáng ngày 24/11/2014, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò tại hộ anh Trần Văn Mỹ ấp Mỹ Quí xã Mỹ Phú. Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 50 bà con nông dân trong huyện đến dự.

26/11/2014
Sức Sống Mới Trên Đồng Tôm Thanh Thủy Sức Sống Mới Trên Đồng Tôm Thanh Thủy

Số diện tích này là do xã vận động 971 hộ dân góp đất tham gia dự án. Xã đã giao thầu toàn bộ diện tích ao nuôi cho các doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Tiến, Công ty TNHH Thái Bình Dương và Công ty CP Hoàng Gia để tổ chức sản xuất.

23/06/2014
Bấp Bênh Cây Cacao Bấp Bênh Cây Cacao

Hai thủ phủ trồng cây cacao lớn nhất là Bến Tre và Đắk Lắk đang cố gắng vực dậy loại cây trồng này, vì thời gian qua người trồng đã chặt bỏ với diện tích hơn 50%. Chẳng hạn, tại Bến Tre, trước đây có gần 10.000 ha cacao thì này giảm còn 5.000 ha, còn tại Đắk Lắk trước đây diện tích loại cây trồng này lên đến 6.000 ha thì nay giảm mạnh còn khoảng 2.000 ha.

26/11/2014